Vào nội dung chính
KINH TÊ VIỆT NAM

Thâm hụt mậu dịch quý một : Không đáng lo ngại

Theo giới ngân hàng, thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong quý một không đến nỗi đáng lo ngại.Trong tháng 3 năm nay, cán cân thương mại của Việt Nam lại thâm hụt 1,35 tỷ đô la, theo số liệu do Tổng Cục Thống Kê Việt Nam công bố ngày 26/03. Như vậy, trong quý một năm nay, Việt Nam nhập siêu 3,5 tỷ đô la.

Dịch vụ chở hàng xuất khẩu của Việt Nam
Dịch vụ chở hàng xuất khẩu của Việt Nam REUTERS/Issei Kato
Quảng cáo

 Một số chuyên gia cảnh báo là tình trạng này có nguy cơ làm suy giảm sự tin tưởng vào đồng tiền Việt Nam.

Tuy nhiên, theo thẩm định của ngân hàng Bacclays, ngân hàng lớn thứ hai của Anh Quốc thì thực ra, sự thâm hụt này không đến nỗi tồi tệ, nếu nhìn vào số vốn đầu tư nước ngoài được tháo khoán và khoản kiều hối chuyển về nước.

Bà Prakriti Sofat, kinh tế gia thuộc ngân hàng Barclays Capital ở Singapore nhận định là khoản thâm hụt cán cân thương mại được bù đắp bởi các khoản đầu tư và kiều hối, do vậy, tỷ giá của tiền đồng Việt Nam trên thị trường tự do xấp xỉ bằng tỷ giá do Ngân Hàng Nhà Nước niêm yết. Điều đó chứng tỏ là trong tháng ba này, cung và cầu về tỷ giá ngoại tệ cân bằng hơn so với các tháng trước.

Theo chuyên gia này, nếu nhìn thoạt qua, thâm hụt thương mại có vẻ lớn, thế nhưng nên xem xét hiện tượng nói trên trong bối cảnh có khoảng 2,5 tỷ đô la đầu tư nước ngoài được tháo khoán và 1,5 tỷ đô la kiều hối chuyển về nước trong quý một năm nay.

Ngoại trừ dầu thô, đa số các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam đều tăng như quần áo, giầy dép, thủy hải sản.
Trong tháng ba, xuất khẩu của Việt Nam tăng 38% so với tháng hai. Nếu so với cùng thời kỳ này năm ngoái, thì giá trị xuất khẩu giảm 2%, chỉ đạt 14 tỷ đô la. Tuy nhiên, theo chuyên gia Sofat, điều này không phản ánh đúng thực chất bởi vì vào đầu năm ngoái, Việt Nam tái xuất khẩu vàng rất nhiều.

Về triển vọng, ngân hàng Barclay hy vọng là trong thời gian tới, xuất khẩu cũng như nhu cầu nội địa của Việt Nam đều tăng.

Mặc dù trong tháng 3, nhập khẩu của Việt Nam lên tới 17,5 tỷ đô la, tăng 38% so với cùng thời kỳ này năm ngoái. Thế nhưng, ngoài các sản phẩm dầu lửa, Việt Nam chủ yếu nhập bông vải sợi, thiết bị điện tử và các sản phẩm này được sử dụng như nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu.
Trong thời gian qua, có hai yếu tố tích cực.

Trước tiên là nhu cầu về xe hơi và xe gắn máy giảm một cách đáng kể. Yếu tố thứ hai là Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép các ngân hàng thương mại được quyền điều chỉnh lãi suất cho vay trung và dài hạn, với biên độ giao động là 150% so với lãi suất cơ bản được quy định hiện nay là 8%. Chính yếu tố này sẽ giúp ổn định cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.