Vào nội dung chính
Tạp chí đặc biệt

Người Việt phải hợp sức trên vấn đề biên giới lãnh thổ

Đăng ngày:

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị ghi trên bản đồ của Hội Địa Lý Quốc Gia Mỹ (NGS) là Tây Sa của Trung Quốc. Bản đồ trực tuyến của Google để một loạt địa danh trên lãnh thổ Việt Nam nằm trên đất Trung Quốc. Đó là hai vụ đã làm cho người Việt trong và ngoài nước cùng lên tiếng phản đối, qua đó cần ghi nhận sự nhanh nhạy và tâm huyết của nhiều người Việt đang sống ở nước ngoài.

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị chú thích là Xisha (Tây Sa) của Trung Quốc (DR)
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị chú thích là Xisha (Tây Sa) của Trung Quốc (DR)
Quảng cáo

Hồi trung tuần tháng ba, hai trường hợp địa danh của Việt Nam bị bản đồ do các cơ quan nước ngoài biên soạn và in ấn ghi là của Trung Quốc đã được phát hiện. Vụ thứ nhất là Hội Địa Lý Mỹ NGS (National Geographic Society) ghi Hoàng Sa theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa. Tiếp theo đó là bản đồ trực tuyến của Google đưa "hàng loạt địa danh trên lãnh thổ Việt Nam từ Điện Biên cho đến Móng Cái" và nghiêm trọng nhất là gần "một nửa thành phố Lào Cai" nằm bên lãnh thổ Trung Quốc (theo tin báo Tuổi Trẻ 18 tháng 3 năm 2010).
Người Việt trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối yêu cầu sửa sai. Chính phủ Việt Nam cũng lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam

Kết quả là cho đến nay Hội Địa Lý Mỹ điều chỉnh sai lầm vụ Hoàng Sa. Ngược lại Google vẫn làm ngơ .
Bên cạnh những vị giáo sư, học giả, hiệp hội Việt Nam ở nước ngoài cũng như phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng thì cũng có những cá nhân tự động viết thư phản đối Hội Địa Lý Mỹ và Google.
Như RFI đã loan tin, trong số những cá nhân này có các ông “ Hùng , Long và Bá” là những người đầu tiên đã phản ứng với Hội Địa Lý Mỹ một cách nhanh chóng nhất.

Gần đây, RFI được biết những cá nhân này là những cựu du học sinh Tân Tây Lan New Zealand. Đó là các kỹ sư Lê Quang Long ở New Zealand, Nguyễn Hùng ở Úc và Ngô Khoa Bá ở Houston, Hoa Kỳ.
Trong tạp chí hôm nay , RFI Việt ngữ gởi đến quý thính giả tâm tư của kỹ sư Nguyễn Hùng và Lê Quang Long . Nguyện vọng và trăn trở của các anh như thế nào khi thấy những vùng đất của quê hương Việt Nam bị người ngoài xếp vào lãnh thổ của phương Bắc. Trong cuộc tranh đấu tái lập sự thật , người Việt bình thường gặp những chướng ngại như thế nào nếu chính phủ Việt Nam chỉ lên tiếng suông mà không tích cực góp phần .

Trước hết là kỹ sư Nguyễn Hùng, hiện định cư tại Úc. Kỹ sư Hùng trở lại bối cảnh lúc anh nhận được tin Hoàng Sa biến thành Tây Sa trên bản đồ của hội Địa Lý Mỹ.

11:05

Kỹ sư Nguyễn Hùng - Úc

Người thứ hai trong nhóm cựu học sinh Tân Tây Lan mà RFI đặt câu hỏi là kỹ sư Lê Quang Long , hiện vẫn làm việc tại New Zealand. Về các câu hỏi động lực nào làm các anh phải lên tiếng, và những khó khăn khi đối phó với những trường hợp gai góc này, kỹ sư Lê Quang Long cho biết :

05:42

Kỹ sư Lê Quang Long - New Zealand

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.