Vào nội dung chính
Tạp chí Việt Nam

Giới trẻ ở Việt Nam vẫn thiếu nhiều thông tin về Hoàng Sa - Trường Sa

Đăng ngày:

Trong thời gian gân đây ở Việt Nam, ngày càng có nhiều hoạt động nhằm quảng bá về chủ quyền của nước ta ở vùng biển Đông và đặc biệt là trên hai quần đảo Hoảng Sa và Trường Sa. Chẳng hạn như buỗi lễ gọi là khao lề thế lính Hoàng Sa do tộc họ Phạm tổ chức ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào đầu tháng 4 vừa qua.

Đảo Hoàng Sa (DR)
Đảo Hoàng Sa (DR)
Quảng cáo

Đây là một lễ hội được tộc họ Phạm duy trì từ hàng trăm năm nay, coi như là lễ tế cho người sống trước khi lên đường thi hành nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa. Vào đầu tháng 5, tỉnh Quảng Ninh cũng đã tổ chức lễ tiếp nhận Đá chủ quyền trên quần đảo Trường Sa từ Hải quân và nhân dân huyện đảo Trường Sa. 

Nhưng những hoạt động nói trên và những hoạt động khác dường như vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ về thông tin liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm giữ hoàn toàn từ 36 năm nay, thế nhưng, không ít người ở Việt Nam cho tới nay vẫn nghĩ rằng Hoàng Sa còn là của Việt Nam và cũng đang bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền giống như là trên Hoàng Sa.

Một cuộc thăm dò trên vào tháng 11 năm 2007, trang hoangsa.org về câu hỏi :”Bạn có nghĩ thanh niên Việt Nam ai cũng biết Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm không?”, trong số trên 600 người trả lời, có đến trên 35% nghĩ rằng có khá ít hoặc rất ít thanh niên biết điều đó. Tất nhiên, đây chưa phải là một cuộc thăm dò dư luận có tính chất tiên biểu, nhưng có cũng phản ánh phần nào thực tế. Bình luận về kết quả thăm dò nói trên, một bạn trẻ đã viết : “ Nếu chỉ biết qua sách giáo khoa lịch sử, tôi đố ai biết được thực trạng hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. “. Từ đó đến nay, tình hình có vẻ cũng chẳng có gì thay đổi. Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa vẫn là vấn đề rất nhạy cảm và những thông tin về vấn đề này chưa thật sự được phổ biến rộng rãi, nhất là cho giới trẻ. 

Ý thức được những thiếu sót về thông tin, Đoàn trường Đại học Ngoại thương Hà Nội vào ngày 26/4 đã tổ chức một cuộc toạ đàm về chủ đề “ Biển, đảo Việt Nam - Cơ hội và Thách thức” và họ đã mời hai nhà nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực này đó là ông Dương Danh Dy, Nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc và tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, tờ báo điện tử VietnamNet đã đăng một bài tường thuật về cuộc toạ đàm đó với tựa đề “Người trẻ “đói” thông tin về biển Đông”, nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ sau, không hiểu sao bài báo đã bị gỡ xuống.

Tuy vậy, một số người đã kịp lưu lại bài báo ấy để chúng ta biết được là các sinh viên đã trao đổi những gì với hai nhà nghiên cứu Dương Danh Dy và Nguyễn Nhã. Theo bài tường thuật, tại cuộc toạ đàm, ông Dương Danh Dy đã nói thẳng : “Việt Nam không thể im lặng để chịu cảnh lấn lướt trên biển Đông, cần công khai hóa cho thế giới biết những hành động sai trái của bên kia và quan trọng hơn, phải công khai với người dân mình trước”. Nhưng khi sinh viên của trường than “đói “ thông tin về chủ quyền biển đảo, ngay chính anh Nguyễn Văn Triệu, trưởng ban tổ chức toạ đàm và bản thân cũng là một giảng viên sử, đã thừa nhận rằng "Không thể trách được người dạy sử. Không phải chúng tôi không nói cho sinh viên hay, nhưng chỉ ở một phạm vi nhất định mà thôi. Đến các nhà nghiên cứu, biết cả đấy, nhưng chia sẽ được hay không, ở mức độ nào là cả một vấn đề ”.

Bài báo cũng tiết lộ là ngay cả ý tưởng tổ chức cuộc toạ đàm này đã được Đoàn trường ĐH Ngoại thương đưa ra từ năm ngoái, nhưng phải đợi một năm sau mới tổ chức được. Dầu sao, như tiến sĩ Nguyễn Nhã nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn RFI, việc lần đầu tiên một trường đại học đứng ra tổ chức một cuộc tọa đàm về chủ quyền biển Đông cũng là một điểm đáng biểu dương.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.