Vào nội dung chính
Tạp chí xã hội

Lao động Việt nam tại Đài Loan: Mơ ước thoát nghèo bị lạm dụng

Đăng ngày:

Trong ba tháng đầu năm, Việt Nam đưa được 16 851 lao động ra nước ngoài, trong đó Đài Loan vẫn là thị trường có nhiều lao động Việt Nam sang làm việc nhất, với 4.567 lao động. Con số này hẳn có ý nghĩa đối với các công ty môi giới xuất khẩu lao động, còn các nhà quản lý, liệu có ai dự trù được trong số đó có bao người lại rơi vào vòng nô lệ vì giấc mơ xóa đói giảm nghèo của họ hai lần bị lạm dụng.

Dân biểu Mỹ Loretta Sanchez (áo đỏ) gặp các nạn nhân bị buôn người, tại trụ sở Taiwanact, 10/04/2010
Dân biểu Mỹ Loretta Sanchez (áo đỏ) gặp các nạn nhân bị buôn người, tại trụ sở Taiwanact, 10/04/2010 Ảnh: Taiwanact.net
Quảng cáo

Đài Loan là một thị trường quan trọng cho xuất khẩu lao động của Việt Nam. Mỗi năm vẫn có hàng chục ngàn người được đưa sang hòn đảo nhỏ này làm đủ các nghành nghề, chủ yếu là lao động giản đơn, giúp việc trong nhà.

Những người sang Đài Loan làm việc đều là những người nghèo ở nông thôn. Dù biết Đài Loan không phải là miền đất hứa, hay thiên đường kinh tế, nhưng họ vẫn cố gắng tìm cách ra đi với hy vọng thoát được khỏi cảnh nghèo đói ở quê nhà.

Để bắt đầu hành trình xóa đói giảm nghèo đó, mỗi người lao động ở thôn quê phải chạy chọt vay nợ được một khoản phí môi giới, vào thời điểm hiện tại khoảng trên 5000 $, có thời điểm lên tới 6 - 7000 $. Một số tiền quá lớn đối với một gia đình ở vùng thôn quê Việt Nam.

Sang đến nơi, gánh nặng tài chính buộc những người lao động này phải làm việc cật lực và bằng mọi giá mới mong trả được nợ nần. Chính vì thế mà họ mau chóng trở thành những đối tượng dễ dàng bị các ông chủ người Đài Loan lạm dụng, bóc lột và ngược đãi, đặc biệt trong những lúc kinh tế gặp khó khăn. Tiền đi vay để chi cho môi giới quá lớn đã đẩy họ vào thảm cảnh của nô lệ thời hiện đại. Đã không ít lao động bị chủ đánh đập, ngược đãi, cưỡng bức. Nhẹ hơn thì bị môi giới đánh lừa như trường hợp của chị Huệ, 31 tuổi quê ở Vĩnh Phú. Chị đã sang Đài Loan lần thứ hai, với mong muốn kiếm tiền trả nốt khoản nợ của chuyến đi trước, thế nhưng, lần đi này còn bi đát hơn lần trước. Chị kể lại tình cảnh của mình:

02:11

Công nhân Huệ- Đài Loan-20100602

 

 

 

Có lẽ trường hợp của chị Huệ vẫn còn may mắn hơn so với ba cô gái khác mà mới đây ngày 23/05, nhờ báo chí tại Đài Loan phát giác, mọi người mới biết họ đang phải sống như những nô lệ lao động.

Chúng tôi đã liên hệ với Linh mục Nguyễn Văn Hùng, phụ trách Văn phòng Trợ giúp Pháp lý & Cô dâu Việt Nam tại Đài Loan, một tổ chức phi chính phủ, nơi nương tựa của những người lao động Việt nam trên đất khách quê người. Linh mục cho biết tình cảnh của những nạn nhân bị chủ ngược đãi mới bị phát giác:

09:39

Linh Mục Nguyễn Văn Hùng- Đài Loan-20100602

 

Theo nguồn tin của Cục Quản lý Lao động Nước ngoài của Việt Nam, trong ba tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu được 16 851 lao động ra nước ngoài, trong đó Đài Loan vẫn là thị trường có nhiều lao động Việt Nam sang làm việc nhất, với 4.567 lao động. Trong tương lai, Đài Loan sẽ tiếp tục giữ ngôi vị dẫn đầu các thị trường tiếp nhận lao động của Việt Nam. Con số này hẳn có ý nghĩa đối với các công ty môi giới xuất khẩu lao động, còn các nhà quản lý, liệu có ai dự trù được trong số đó có bao người lại rơi vào vòng nô lệ vì giấc mơ xóa đói giảm nghèo của họ hai lần bị lạm dụng.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.