Vào nội dung chính
Tạp chí xã hội

Chypre: Miền đất hứa mới cho lao động Việt Nam ?

Đăng ngày:

Tin vào những lời quảng cáo tuyển dụng của các công ty môi giới lao động xuất khẩu, rất đông người lao động Việt Nam, chủ yếu ở các vùng thôn quê nghèo, đã đổ xô đến nộp đơn xin được sang đảo Chypre bán sức lao động với hy vọng thoát khỏi cảnh nghèo khó, lam lũ ở quê nhà mà không biết điều gì đang chờ đợi họ ở xứ sở xa xôi kia.

Quảng cáo

Sau một thời gian chững lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động tại Việt Nam đang dường như nhộn nhịp trở lại. Ngoài các thị trường quen thuộc như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia hay Trung Đông, các doanh nghiệp xuất khẩu nhân công của Việt Nam đã tìm thêm được miền đất mới cho những người lao động giản đơn chủ yếu xuất thân từ các vùng thôn quê Việt Nam, đó là Cộng hòa Chypre, một hòn đảo nhỏ chỉ có hơn 800 000 dân mà kinh tế dựa chủ yếu vào du lịch.

Đây là một thị trường lao động được các nhà quản lý xuất khẩu lao động Việt Nam đánh giá là khá phù hợp với lao động Việt Nam, không xảy ra nhiều vướng mắc trong quan hệ lao động, thu nhập ổn định, pháp luật nước sở tại tôn trọng và bảo vệ lao động nước ngoài. Các công ty có chức năng xuất khẩu lao động của Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội làm ăn, đưa ra những mời chào khá hấp dẫn như người lao động sẽ được hưởng tiền lương cơ bản 282 euro (khoảng 8 triệu đồng), chi phí ăn, ở, tiền thuế, bảo hiểm y tế, vé máy bay lượt về do chủ sử dụng lao động chịu. Trong quá trình làm việc người lao động không bị trừ bất cứ khoản phí nào.v.v.

Tin vào những lời quảng cáo tuyển dụng của các công ty môi giới lao động xuất khẩu, rất đông người lao động Việt Nam, chủ yếu ở các vùng thôn quê nghèo, đã đổ xô đến nộp đơn xin được sang đảo Chypre bán sức lao động với hy vọng thoát khỏi cảnh nghèo khó, lam lũ ở quê nhà mà không biết điều gì đang chờ đợi họ ở xứ sở xa xôi kia. Đến nay số lao động Việt Nam đến Cộng hòa Chypre rất đông, lên tới hàng nghìn người. Nhưng rất nhanh chóng, không ít người đã nhận ra đó không phải là miền đất hứa và rồi họ lại phải lao vào cuộc vật lộn mưu sinh với bao rủi ro trên xứ người.

Mới đây, thông tín viên RFI Kiên Dân có chuyến công tác qua đảo Chypre và đã gặp rất đông người Việt, tận mắt chứng kiến cuộc sống bươn trải của những lao động Việt Nam được xuất khẩu sang nơi này. Từ Luân Đôn, anh Kiên Dân đã có cuộc nói chuyện với tạp chí Cộng đồng về tình cảnh thực tế của những lao động Việt Nam tại đảo Chypre.

12:07

Thông tín viên Kiên Dân - Luân Đôn

Xuất khẩu lao động là một chủ trương của chính phủ Việt Nam. Theo báo cáo chính thức, hiện nay có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ. Từ năm 2001 đến nay, mỗi năm Việt Nam đưa được trên 60.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thu nhập của họ không những cải thiện đời sống cho gia đình mà còn bổ sung nguồn vốn đầu tư rất lớn cho xã hội (mỗi năm người lao động gửi về nước khoảng 1,6-2 tỉ đô la Mỹ). Chủ trương là như vậy, nhưng việc bảo vệ quyền lợi cho lao động xuất khẩu thì không có cơ quan nào chịu trách nhiệm cụ thể. Vì thế, những người lao động vẫn thường xuyên rơi vào tình cảnh bị «đem con bỏ chợ», chưa kể đã có không ít trường hợp bị lừa đảo, trở thành nạn nhân của nạn buôn người mà đã nhiều lần báo chí đưa tin.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.