Vào nội dung chính
VIỆT NAM - LIBYA

Lao động Việt Nam còn kẹt lại Libya kêu cứu

Theo thông tin từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước Việt Nam, tính đến chiều nay 1/3, đã có 1.075 người lao động làm việc tại Libya đã về đến Việt Nam. Trong khi đó, vẫn còn khoảng 2.000 lao động Việt Nam bị kẹt tại Libya.Trong số những khó khăn lớn của những người đang kẹt lại Libya, có vấn đề thiếu thốn thực phẩm, và đặc biệt là thủ tục giấy tờ để có thể được ra khỏi nước này.

Người tỵ nạn Bangladesh xin được giúp đở ở biên giới Libya-Tunisia
Người tỵ nạn Bangladesh xin được giúp đở ở biên giới Libya-Tunisia Reuters
Quảng cáo

Cũng theo thông báo trên, thì có 8.161 người lao động Việt Nam làm việc tại Libya đã và đang được các chủ thầu nước ngoài đưa sang các nước láng giềng. Có ba đoàn công tác của Việt Nam đã được cử sang Ai Cập, Tunisia và Malta, trong đó có một đoàn mang theo 8 tấn thực phẩm, thuốc men và quần áo ấm cho người lao động Việt Nam đang chờ được đưa về nước.

Theo ước tính, hiện còn khoảng hai ngàn người lao động Việt Nam đang còn kẹt lại ở Libya, tập trung tại Benghazi và một số thành phố phía đông Libya. Dự kiến cho đến ngày 3/3, sẽ có thêm khoảng 1.000 người nữa được chủ sử dụng lao động đặt vé máy bay về Việt Nam. Nhưng cũng có một số chủ thầu nước ngoài đã về nước, bỏ mặc người lao động Việt Nam bơ vơ. Theo báo chí trong nước, Bộ Lao động Thương binh Xã hội Việt Nam cho biết có thể thuê tàu, thậm chí thuê máy bay quân sự, để đưa người lao động Việt Nam từ Libya sang các nước lân cận.

Trong số những khó khăn lớn của những người đang kẹt lại Libya, có vấn đề thiếu thốn thực phẩm, và đặc biệt là thủ tục giấy tờ để có thể được ra khỏi nước này. Trả lời chúng tôi qua điện thoại, anh Nguyễn Văn Duy, một người lao động do công ty Vinaconex đưa sang Libya, hiện đang ở thành phố Syrte, đã bức xúc lên tiếng kêu cứu về tình trạng nan giải hiện nay :

04:00

Anh Nguyễn Văn Duy (Syrth - Libya)

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.