Vào nội dung chính
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á

Theo ADB, chống tham nhũng phải là ưu tiên số một của châu Á

Nhân cuộc họp thường niên được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam, hôm nay, 04/05/2011, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo hàng năm với nhận định, châu Á có thể trở thành châu lục thịnh vượng nhất hành tinh từ nay đến năm 2050 nếu như khu vực này tiến hành chống tham nhũng có hiệu quả và chính phủ các nước châu Á chấp nhận minh bạch hóa lĩnh vực này.

Ngân hàng Phát triển châu Á họp thường niên tại Hà Nội (Reuters)
Ngân hàng Phát triển châu Á họp thường niên tại Hà Nội (Reuters)
Quảng cáo

Theo báo cáo của ADB, nếu tiếp tục nhịp độ tăng trưởng hiện nay, thì đến 2050, châu Á có thể sẽ chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội của tất cả các quốc gia trên thế giới, của tổng thương mại và đầu tư toàn cầu và sẽ sống trong sự phồn thịnh. Thu nhập trung bình hàng năm tính theo đầu người tại châu Á có thể lên tới 38 600 đô la, tương đương với mức thu nhập tại châu Âu hiện nay.

Thế nhưng, theo Ngân hàng Phát triển châu Á, « sự xuống cấp trong thời gian gần đây về chất lượng và tính khả tín của các định chế chính trị và kinh tế rất đáng lo ngại ». ADB còn chỉ trích sự bất ổn định chính trị và những vấn đề quản lý trong khu vực châu Á.

Trong lúc Singapore, Hồng Kông vẫn tạo dựng được uy tín thì rất nhiều quốc gia khác như Indonesia, Cam Bốt, Việt Nam … lại nằm trong số những nước tham nhũng nhất thế giới.

Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định, « việc loại trừ nạn tham nhũng cho dù rất khó khăn nhưng đóng vai trò cơ bản để tất cả các nước duy trì được tính chính đáng và bảo vệ được ổn định xã hội và chính trị ». ADB nhấn mạnh rằng nhu cầu có một cơ chế quản lý tốt hơn tất yếu đến từ tầng lớp trung lưu đang ngày càng phát triển tại châu Á. Cuộc nổi dậy tại Trung Đông cho thấy chất lượng thông tin và sự tôn trọng lẫn nhau giữa chính phủ và người dân trở thành thiết yếu, đặc biệt là dưới áp lực của các trang mạng xã hội.

Đối với Ngân hàng Phát triển châu Á, thì « thế kỷ châu Á » đang tiến bước nếu tất cả các điều kiện được hội tụ. Trong lời mở đầu bản báo cáo, chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda lưu ý rằng tăng trưởng của châu Á không phải là đương nhiên, tất yếu.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.