Vào nội dung chính
VIỆT NAM - KINH TẾ

Lạm phát Việt Nam chậm lại trong tháng Năm

Theo số liệu chính thức được Tổng cục Thống kê công bố vào hôm nay, 24/05/2013, lạm phát tại Việt Nam trong tháng 5 đã chậm lại, với một tốc độ thấp nhất trong tám tháng nay. Giá tiêu dùng tăng 6,36 % so với cùng kỳ năm ngoái theo, giảm nhẹ so với mức tăng 6,61% ghi nhận trong tháng Tư.

Lạm phát tại Việt Nam chậm lại trong tháng Năm 2013
Lạm phát tại Việt Nam chậm lại trong tháng Năm 2013
Quảng cáo

Các chuyên gia kinh tế cho rằng sở dĩ lạm phát suy giảm, đó là nhờ hai yếu tố : Chính sách thắt chặt tiền tệ đã được chính quyền áp dụng trong thời gian và nhu cầu từ người tiêu dùng trong nước giảm nhẹ. 

Chính phủ Việt Nam phải đối phó vối một loạt khó khăn kinh tế từ việc tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhu cầu trong nước yếu kém đi, lĩnh vực ngân hàng chìm đắm trong các khoản nợ xấu và số lượng kỷ lục của các vụ phá sản. 

Trong một báo cáo trình lên Quốc hội hôm 20/05 vừa qua, chính phủ Việt Nam công nhận : « Có một nguy cơ lớn do áp lực lạm phát và phát triển kinh tế vĩ mô không ổn định… Các khoản nợ khó đòi ... vẫn ở mức cao, trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn ». 

Trong năm 2011, Việt Nam liên tục tăng lãi suất để ngăn không cho nền kinh tế bị hâm nóng, và kềm chế nạn lạm phát phi mã. Tuy nhiên, với nền kinh tế đang bị suy yếu, kể từ năm ngoái chính quyền đã tái lập một số biện pháp kích cầu. 

Ngay trong tháng Năm này, Việt Nam lại cắt giảm lãi suất, lần thứ tám trong không đầy một năm, nhằm thúc đẩy các ngân hàng cho vay và khuyến khích tiêu dùng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế bị giảm xuống mức thấp nhất từ 13 năm nay, xuống 5,03% trong năm 2012. 

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam trong quý một năm nay chỉ tăng 4,89% so với năm trước, thấp hơn mong đợi và đã khiến chính phủ phải thừa nhận có rất nhiều « thiếu sót và yếu kém » trong nền kinh tế.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.