Vào nội dung chính
VIỆT NAM - PHÁP LUẬT

Từ nhà tù, TS Cù Huy Hà Vũ góp ý sửa Hiến pháp

Hôm nay, 04/10/2103, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cho biết là ông vừa gọi điện thoại về thông báo đã gửi bài góp ý Sửa đổi Hiến pháp 1992 tới Quốc Hội Việt Nam và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp qua đường bưu điện của Trại giam số 5 Bộ Công an, nơi ông đang thọ án tù.

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012. REUTERS/Stringer
Quảng cáo

Bản góp ý này là nhằm hưởng ứng phong trào "Lấy ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992" của Trại giam số 5 Bộ Công an - Yên Định - Thanh Hóa.

Bài góp ý của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ gồm 20 trang. Theo nội dung tóm tắt mà ông Cù Huy Hà Vũ thông báo cho vợ qua điện thoại, bản góp ý này trước hết đòi bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, thực hiện chế độ đa đảng, tam quyền phân lập. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng đòi bỏ Chủ nghĩa xã hội, lấy “Việt Nam” làm Quốc hiệu, thiết lập chức vụ Tổng thống. Theo ông Cù Huy Hà Vũ, quyền lập hiến phải thuộc về toàn dân, tức là phải thực hiện trưng cầu ý dân về Hiến pháp, Hiến pháp sửa đổi. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ còn đòi bỏ câu “ Lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, bảo vệ Đảng, chế độ Xã hội chủ nghĩa”. Ông cũng đòi bỏ khoản 2 điều 16 ( mới ) : “Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.

Bị bắt ngày vào 5 tháng 11 tại thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ hiện đang thi hành án tù 7 năm với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.