Vào nội dung chính

HD 981 : Mạng internet Trung Quốc bốc lửa vì phản ứng của Việt Nam

Vụ Trung Quốc mang giàn khoan dầu xuống cắm tại vùng quần đảo Hoàng Sa đã bị công chúng Việt Nam cực lực phản đối, với nhiều cuộc biểu tình liên tiếp. Tại Trung Quốc, không có biểu tình, nhưng các cuộc tấn công Việt Nam đã rộ nở trên các mạng xã hội.

Hai mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc : WeChat và Vi Bác (Weibo). Ảnh chụp tại Bắc Kinh ngày 05/12/2013.
Hai mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc : WeChat và Vi Bác (Weibo). Ảnh chụp tại Bắc Kinh ngày 05/12/2013. Reuters/路透社
Quảng cáo

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt ghi nhận :

Những kẻ phóng hỏa tại Việt Nam đã làm các mạng xã hội tại Trung Quốc bốc lửa. Một cư dân mạng đã kêu gọi người Trung Quốc : « Tại sao lại không tẩy chay hàng Việt Nam ? Tại sao không đập phá xe hơi của họ, không cướp phá cửa hàng của họ ? ».

Một người khác thì đề nghị : « Tại sao không rút vốn đầu tư Trung Quốc về ? Từ rày trở đi, người Trung Quốc chúng ta không thèm làm việc với họ (người Việt Nam) nữa. Chúng ta cũng có thể đến biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Việt Nam ».

Một cư dân mạng khác thì đòi lấy lại các lãnh thổ đang tranh chấp, càng sớm càng tốt, không để cho các láng giềng kịp trở tay.

Những phản ứng gọi là « ái quốc » như trên không mới lạ, và mỗi khi một vấn đề lãnh thổ tạo ra tranh chấp giữa Trung Quốc và các láng giềng, là các mạng xã lại bốc lửa.

Có rất ít người đưa ra lời lẽ làm dịu tình hình, ví dụ như cư dân mạng đã yêu cầu người Việt Nam ngưng tấn công vào công nhân Trung Quốc, giải thích rằng thật ra các công nhân đó không liên can gì đến vụ tranh chấp, và cũng không làm gì được.

Trên trang web của Hoàn Cầu Thời báo, người này đã viết : « Hãy ghét chính quyền Trung Quốc, nhưng đừng ghét người Trung Quốc ».

Lời bình luận này dường như đã lọt lưới guồng máy kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.