Vào nội dung chính
CHÂU Á - NHÂN QUYỀN

Người dân châu Á ý thức mạnh mẽ về quyền tự do cơ bản

Theo AFP, sự kiện đám đông người dân Miến Điện hoan nghênh nhà ly khai Aug San Suu Kyi và hình ảnh chiếc ghế để trống ngày phát giải Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba, là hai biểu tượng của Á châu thiếu tự do chính trị mặc dù kinh tế phát triển. Nhiều chế độ độc tài tại Á châu tiếp tục trấn áp dân, trong bối cảnh hàng trăm triệu dân trong vùng được hậu thuẫn quốc tế,mỗi ngày mỗi ý thức hơn về quyền lợi của mình.

Chiếc ghế dành cho nhà ly khai Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010 bị bỏ trống trong buổi lễ trao giải tại Oslo ngày 10/12/2010.
Chiếc ghế dành cho nhà ly khai Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010 bị bỏ trống trong buổi lễ trao giải tại Oslo ngày 10/12/2010. Reuters
Quảng cáo

Trong bản tổng kết về tình hình nhân quyền trong năm 2010 tại Á châu, Tổ chức Human Rights Watch thẩm định là « Nhân quyền tại châu lục này đang rơi vào cực tiểu. Nhân quyền bị trấn áp bằng cây gậy tinh vi nhất ».Giám đốc David Mathieson đưa ra trường hợp một số quốc gia trước đây chỉ trích dân chủ tây phương « không thích hợp với giá trị châu Á » nay họ dàn dựng bầu cử để chứng tỏ có tiến bộ. Tuy nhiên các cuộc bầu cử này chỉ là hình thức còn thực chất chỉ là vỏ ốc trống rỗng kéo dài chế độ áp bức.

Tại Miến Điện, tháng 11, tập đoàn quân sự tổ chức « bầu cử tự do » lần đầu tiên từ 20 năm nay, nhưng đảng đối lập của bà Aung San Suu Kyi bị cấm ứng cử. Một tuần sau nhà đối lập được trả tự do, được dân chúng nhiệt liệt chào mừng nhưng tương lai chính trị của người nữ lãnh đạo này vẫn bất định và số phận như cá nằm trên thớt.

Tại Sri Lanka, Tổng thống Mahinda Rajapakse được tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng giêng, sau khi tiêu diệt lực lượng Hổ Tamoul. Nhưg cuộc bầu cử này bị lãnh đạo đối lập tố giác là gian lận có hệ thống, trước khi bị kết án 30 tháng tù.

Bầu cử thiếu minh bạch tại hai nước Á châu này không có gì liên quan với nhau trừ sự kiện là cả hai chế độ đều được Trung Quốc bảo vệ. Bản thân chính quyền Trung Quốc tiếp tục giam cầm nhà đối lập Lưu Hiểu Ba và cô lập thân nhân của ông, không cho sang Na uy nhận giải Nobel Hòa bình. Bắc Kinh còn sử dụng áp lực để thuyết phục 16 nước khác, không đến 100 như họ khoe khoang trước, tẩy chay lễ phát thưởng.

Trong một bài báo đăng trên Wall Street Journal , bà Jimie Meltzl, phó chủ tịch Hiệp hội Á châu Asia Society, một tổ chức quảng bá châu Á đến công luận Mỹ, đã lên án Trung Quốc ủng hộ những chế độ « bạo ngược » nhất địa cầu từ Miến Điện , Iran cho đến Bắc Triều Tiên, Zimbabwé, và Sudan….

Nhiều chế độ khác tại châu Á như Cam Bốt và nhất là Việt Nam cũng bị công kích. Trong bối cảnh chuẩn bị đại hội đảng Cộng Sản, Hà Nội đã ra tay bắt giam hàng loạt nhà dân chủ.

Hiệp hội Á châu nhận định là khắp châu lục này người dân chứng tỏ công khai là họ đã ý thức được quyền lợi của mình và muốn đươc hưởng các quyền lợi này. Hy vọng một tương lai tươi sáng tùy thuộc vào chính người dân châu Á. Vấn đề là cho đến giờ các chính quyền tại đây đã không đáp ứng đúng nguyện vọng này.
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.