Vào nội dung chính
INDONESIA

Indonesia cử đặc sứ đến Ả Rập Xê Út can thiệp cho 25 phụ nữ sắp bị xử tử

Vào hôm nay, 07/04/2012, 14 đặc sứ Indonesia đã được cử đến Ả Rập Xê Út để thương lượng về số phận của hơn 1000 kiều dân Indonesia đang bị giam cầm tại vương quốc này, nhất là số phận 25 người phụ nữ người Indonesia giúp việc nhà đang chờ bị hành quyết.

Con gái của bà Ruyati Binti Sapubi vận động biểu tình tại Jakarta chống lại các vụ hành quyết phụ nữ Indonesia (Reuters)
Con gái của bà Ruyati Binti Sapubi vận động biểu tình tại Jakarta chống lại các vụ hành quyết phụ nữ Indonesia (Reuters)
Quảng cáo

Theo AFP, trích dẫn báo tiếng Anh Arab News, đã có đến 47 người Indonesia bị kết án chính quyền Ryad kết án tử hình với những tội danh khác nhau, nhưng 22 người đã được ân xá và cho hồi hương. Thông tín viên Clarence Rodriguez tường trình từ thủ đô Ả Rập Xê Út : 

« Vụ xử tử gần đây nhất xảy ra vào tháng 6/2011. Nạn nhận là một phụ nữ giúp việc nhà người Indonesia 54 tuổi, tên là Ruyati Binti Sapubi, đã bị chặt đầu bằng đao, sau khi bà bị xác nhận tội sát hại bà chủ. Bà chủ này đã chửi mắng, hành hạ bà giúp việc, không chịu trả lại hộ chiếu để người này có thể rời Ả Rập Xê Út. 

Tổng thống Indonesia đã tố cáo chính quyền Ả Rập Xê Út là không tôn trọng luật lệ quốc tế, cho nên ông đã cử 14 đặc sứ đến Ryad. Hôm nay họ đến các nhà tù nơi giam giữ 1.700 người lao động Indonesia.  

Trong chuyến thăm Ả Rập Xê Út gần đây nhất, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay, đã thúc giục các nước vùng Vịnh, trong đó có Ả Rập Xê Út, là nên bãi bỏ chế độ gọi là ‘bảo trợ’ người lao động nước ngoài. Phải nói là chế độ này liên quan đến số phận 8 triệu người nhập cư tại Ả Rập Xê Út.  

Thật vậy, điều thường được ghi nhận là phần đông chủ nhân Ả Rập Xê Út quá lạm dụng người họ thuê làm việc, tịch thu hộ chiếu để không cho những người này về nước, hoặc không trả lương. Một số người giúp việc còn bị hành hạ về tinh thần cũng như thể xác, thậm chí bị cưỡng hiếp. » 

Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, sở dĩ tình trạng bức hiếp này diễn ra tại các nước vùng Vịnh, đó là vì luât lệ lao động tại những nơi này còn nhiều thiếu sót, thậm chí không tồn tại.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.