Vào nội dung chính
KINH TẾ

16 nước châu Á đồng ý thành lập vùng tự do mậu dịch

Hôm qua 31/08/2012, tổng thư ký ASEAN thông báo 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand đồng ý về nguyên tắc cùng xây dựng khu vực tự do mậu dịch. 

Các nguyên thủ quốc gia tham gia vòng đàm phán TPP ở Tokyo (Reuters)
Các nguyên thủ quốc gia tham gia vòng đàm phán TPP ở Tokyo (Reuters)
Quảng cáo

Bộ trưởng Thương mại của 16 quốc gia vừa nêu thúc đẩy các lãnh đạo tiếp tục đàm phán để tiến tới một khu vực tự do mậu dịch chung nhân thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 sắp tới. Dự án này sẽ bao gồm khoảng 3,5 tỷ dân trên địa cầu với GDP lên tới 23 000 tỷ đô la, tuơng dương với 1/3 GDP của cả thế giới.

Mục tiêu đề ra nhằm xóa bỏ các hàng rào thuế quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động mậu dịch và đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 

Bộ trưởng Thương mại New Zealand đánh giá đây là « một bước tiến quan trọng trên con đường hội nhập kinh tế của khu vực ». Một nhà phân tích cho rằng, một khi được hình thành Trung Quốc sẽ áp đảo khu vực tự do mậu dịch giữa 16 nước kể trên. 

AFP nhận định : dự án thành lập khu vực tự do mậu dịch giữa 10 nước ASEAN với 5 quốc gia trong vùng nhằm cạnh tranh với kế hoạch mở rộng hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP do Hoa Kỳ đề xướng. 

Brunei, Chilê, New Zealand và Singapore là bốn nền kinh tế tham gia TPP từ đầu. Hiện có năm nước khác đang đàm phán tham gia là Mỹ, Úc, Malaysia, Peru và Việt Nam. Nhật Bản công bố ý định tham gia đàm phán TPP trong vòng đàm phán sắp tới, điều được xem là một bước phát triển quan trọng của sáng kiến này.

Canada, Mehicô cũng bày tỏ ý định tham gia TPP. Riêng Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan dự kiến sẽ tham gia TPP trong mọt tương lai xa hơn.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.