Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC

Một nhà báo Trung Quốc bị sa thải vì gặp Ngoại trưởng Mỹ

 Nhà báo, blogger Trung Quốc Trương Cổ Long (Zhang Jialong), làm việc cho công ty dịch vụ internet Đằng Tấn (Tencent), hôm nay, 25/05/2014, cho AFP biết là ông bị sa thải chỉ vì ông đã gặp và kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thúc đẩy tự do ngôn luận tại Trung Quốc.

Blogger Trương Cổ Long (phải) trong lần gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi tháng Hai năm 2014.
Blogger Trương Cổ Long (phải) trong lần gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi tháng Hai năm 2014. Nguồn: http://chinachange.org
Quảng cáo

Hồi tháng Hai vừa qua, nhà báo Trương Cổ Long là một trong bốn bloggers đã gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và nhân dịp đó, họ đã kêu gọi ông Kerry lên tiếng đòi « phá bỏ bức tường lửa lớn », ngăn chặn internet tại Trung Quốc.

Trong những tháng qua, hàng trăm người dùng internet và nhà báo đã bị bắt. Chính quyền Bắc Kinh đã ép buộc nhiều người phải lên truyền hình thú nhận sai lầm và « tự phê bình ».

Việc trấn áp các blogger và nhà báo nằm trong chiến lược của đảng Cộng sản Trung Quốc muốn kiểm duyệt, ngăn chặn thông tin trên internet.

Theo nhà báo Trương Cổ Long, công ty Đằng Tấn (Tencent), hôm thứ Sáu, 23/05, đã sa thải ông, và cáo buộc ông « tiết lộ các bí mật nghề nghiệp và những thông tin bí mật, nhậy cảm ».

Ông Trương khẳng định đây là hành động trả thù, sau khi ông đã công bố trên internet những mệnh lệnh kiểm duyệt của chính phủ. Ông cho biết : « Công ty Tencent đã nói với tôi là họ đưa ra quyết định này sau khi tham khảo chính phủ, điều này có nghĩa đây là một quyết định chính trị » và ông tố cáo tình hình tự do ngôn luận trên internet tại Trung Quốc ngày càng bị vi phạm nghiêm trọng.

AFP tìm cách liên lạc với Đằng Tấn (Tencent) nhưng không được. Tại Trung Quốc, có hơn 600 triệu người sử dụng internet.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.