Vào nội dung chính
KINH TẾ

G20 cam kết đóng góp 430 tỷ đô la cho IMF

Hôm qua 20/04/2012, nhóm G20 họp tại Washington nhất trí cam kết sẽ đóng góp cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế hơn 430 đô la, khiến khả năng cho vay của IMF tăng lên gấp hơn hai lần. Gần một nửa các hứa hẹn đóng góp cho IMF là từ các nước Châu Âu. Nhật Bản cam kết sẽ góp 60 tỷ đô la.

Một cuộc họp của nhóm G20 24/02/2012 (REUTERS)
Một cuộc họp của nhóm G20 24/02/2012 (REUTERS)
Quảng cáo

Ả Rập Xê Út, Hàn Quốc, Anh Quốc mỗi nước góp 15 tỷ. Thụy Sĩ, Thụy Điển và Na Uy mỗi nước khoảng 10 tỷ … Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác còn chưa xác định mức tiền đóng góp.

Bộ trưởng Tài chính các nước G20 chào mừng quyết định này. Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde nhận xét, cam kết kể trên là vô cùng quan trọng. Như vậy, cộng với các nguồn lực có sẵn và các khoản tín dụng đã hứa, theo bà Christine Lagarde, IMF sẽ có tổng cộng hơn 1.000 tỷ đô la. Đây là một khoản dự trữ đủ lớn để trợ giúp các quốc gia hay khu vực nào gặp khó khăn trên thế giới.

Trên thực tế, lo ngại tập trung vào cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu là nguy hiểm nhất đối với nền kinh tế toàn cầu.Tiếp theo Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào Nha, đến lượt Ý và Tây Ban Nha, nền kinh tế thứ ba và thứ tư trong khu vực, sẽ buộc phải yêu cầu quốc tế trợ giúp.

Theo nhận định của Phó thủ tướng Singapore Tharman Schanmugaratnam, hiện lãnh đạo một trong các cơ quan đầu não của IM : Nếu các cải cách ở Châu Âu không mang lại niềm tin, thì chắc chắn là khoản tín dụng mang tính phòng vệ kể trên là không đủ.

Còn Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Mario Draghi thì nhận định, nếu việc thu hẹp thâm hụt ngân sách và các cải cách cơ cấu không được tiến hành, thì không có bất cứ khoản tín dụng phòng vệ nào là đủ lớn, để có thể đề kháng lại được những biến động không tránh khỏi của thị trường.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.