Vào nội dung chính
Tạp chí thể thao

Thể dục dụng cụ Việt Nam giành huy chương thế giới đầu tiên

Đăng ngày:

Ngày hôm qua 15/10, tại giải Vô địch Thế giới lần thứ 43 môn thể dục dụng cụ ở Tokyo Nhật Bản, nữ vận động viên Việt Nam Phan Thị Hà Thanh đã xuất sắc giành tấm huy chương đồng ở môn thi đấu đơn nữ, nội dung nhảy ngựa. Đây là thành tích cao nhất không chỉ riêng của vận động viên 20 tuổi mà là còn cả của thể dục dụng cụ của Việt Nam.

Phan Thị Hà Thanh  trong một bài thi đấu tại giải Vô địch Thế giới thể dục dụng cụ lần thứ 43 tại Tokyo.
Phan Thị Hà Thanh trong một bài thi đấu tại giải Vô địch Thế giới thể dục dụng cụ lần thứ 43 tại Tokyo.
Quảng cáo

Tấm huy chương đồng lịch sử của Hà Thanh đã đưa thể dục dụng cụ Việt Nam lần đầu xuất hiện trong tốp 10 nước đứng đầu thế giới.

Giải Vô địch Thế giới lần thứ 43 môn thể dục dụng cụ quy tụ 81 nước tham dự, đây cũng là giải để tuyển chọn tham dự Olympic Luân Đôn 2012. Phần thi đấu của giải Vô địch Thế giới kết thúc hôm nay sau 10 ngày thi đấu.

Từ Tokyo, thông tín viên Đỗ Thông Minh cho biết thêm thông tin :

"Giải Vô địch Thế giới thể dục dụng cụ lần thứ 43 được tổ chức tại Tokyo Nhật Bản. Có 81 quốc gia với tổng cộng 533 vận động viên tham dự. Giải khai mạc ngày 6/10 chính thức tranh tài bắt đầu từ ngày 07/10 cho tới ngày 16/10. Đây là giải đấu quy tụ tất cả các vận động viên hàng đầu của làng thể dục dụng cụ thế giới.

Tại giải lần này, ngày 14/10, vận động viên Nhật Bảng Uchimira Kuhei, 22 tuổi, đã được 92. 256 điểm, tổng hợp của 6 bộ môn cá nhân và đạt huy chương vàng. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Uchimura đoạt huy chương Vàng thế giới. Đây được coi như là một kỷ lục thế giới. Năm 2008 cũng đạt 3 lần liên tiếp vô địch nhưng là tại Thế Vận hội.

Kết quả toàn đội nam, Trung Quốc đọat huy chương Vàng, Nhật Bản giành huy chương Bạc vì có hai vận động viên bị ngã và Hoa Kỳ đoạt huy chương Đồng. Về đồng đội nữ, Hoa Kỳ đọat huy chương Vàng, Liên bang Nga huy chương Bạc, trung Quốc huy chương Đồng. Nhưng kết quả tổng hợp, Trung Quốc đứng đầu, thứ nhì là Hoa Kỳ và thứ 3 Nhật Bản.

Đặc biệt là ngày 15 tháng 10, vận động viên Việt Nam, cô Phan Thị Hà thanh, xuất thân từ Hải Phòng, đã bất ngờ lọt vào vòng chung kết. Sau đó cô đạt 14.666 điểm, mang về tấm huy chương Đồng lịch sử đầu tiên cho thể dục dụng cụ Việt Nam tại giải thế giới. Hà Thanh đoạt huy chương Đồng sau hai vận động viên là Jess của Brazil và Alexa của Mêhicô.

Như vậy là hai lần liên tiếp tham gia giải vô địch thế giới, Việt Nam đã có vận động viên lọt vào vòng chung kết. Với tấm huy chương Đồng cao quý này, Việt Nam đã lọt vào tốp 10 quốc gia có huy chương tại giải, được xếp thứ 9, ngangbằng với thành tích của Anh Quốc. Đội tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam với 9 vận động viên sau giải này sẽ lên đường tham dự Sea Games 26, tại Jakarta, Indonesia vào tháng 11 tới".

Đây cũng là lần thứ 2 Phan Thị Hà Thanh tham gia giải Vô địch Thế giới. Trả lời báo chí sau thành tích lịch sử này, vận động viên 20 tuổi người Hải Phòng nói « Tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc. Tất nhiên khi bước vào thi đấu thì vận động viên nào mà chẳng muốn giành huy chương, nhưng với tôi tấm huy chương này là cả một giấc mơ ».

Với tấm huy chương Đồng thế giới, nữ vận động viên Việt Nam giành tấm vé trực tiếp tham dự Olympic Luân Đôn. Thành tích bất ngờ của Phan Thị Hà Thanh được giới chuyên môn ở trong nước đánh giá như là một bước đột phá của bộ môn thể dục dụng cụ.

Ông Hồng Minh, một chuyên gia về thể dục dụng cụ Việt Nam đã đón nhận thông tin về thành tích của Hà Thanh một cách xúc động và bất ngờ, vì từ trước tới nay, không mấy ai nghĩ các vận động viên thể dục dụng cụ Việt Nam có thể đạt được thành tích cao ở giải đấu tầm thế giới.

Trả lời phỏng vấn Tạp chí thể thao RFI, ông Hồng Minh cho biết :

 "Theo quan sát đánh giá của tôi về thể thao Việt Nam trong vòng ba chục năm qua, thì đây là một thành tích rất xuất sắc. Nó có thể chỉ xếp sau hay tấm huy chương Bạc (Olympic) của Trần Hiếu Ngân ở Sydney năm 2000 và của Hoàng Anh Tuấn, cử tạ, ở Olympic Bắc Kinh 2008.

Tại sao tôi nói như vậy ? Bởi vì, thể dục dụng cụ là một môn thể thao kỹ thuật phức tạp và ra đời từ rất lâu, nó có từ năm 1860. Có rất nhiều nước có vận động viên ưu tú, như các nước Nga, Rumani, một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, Mỹ. Rồi châu Á, Trung Quốc và Nhật Bản luôn luôn là những trường phái đứng đầu thế giới cả. Và họ vẫn thống trị thế giới mấy chục năm nay.

Vì vậy mà lần đầu tiên một vận động viên Việt Nam được vào thi chung kết đơn môn, tức là nữ có 4 môn thì cháu Thanh vào thi môn nhảy ngựa. Được vào thi chung kết đã là một vinh dự lớn, bởi vì phải là một trong 8 người xuất sắc nhất trong số vào khỏang từ 180 đến 210 người thi. Là một trong tám vận động viên xuất sắc đã là một vinh dự lớn, nhưng cháu lại có thể giành được huy chương Đồng thì tôi nghĩ đấy là một điều đáng trân trọng. Bốn chục năm trời làm thể thao, đặc biệt tôi lại là chuyên gia về môn thể dục dụng cụ, với bao nhiêu năm phấn đấu cho thể dục dụng cụ, từ năm 1960 đến giờ, thì đối với tôi đó là một điều kỳ diệu và hết sức cảm động.

Từ bước đột phá này, thể dục dụng cụ Việt Nam có hy vọng gì ?

Tôi nhớ là Việt Nam có huy chưong Vàng đầu tiên về thể dục dụng cụ của cháu Nguyễn Thị Nga ở Sea Games Jakarta năm 1997. và khi giành được chiếc huy chương Vàng ở môn cầu thăng bằng lúc bấy giờ thì những người lãnh đạo thể thao Việt Nam đã có một cái nhìn ngỡ ngàng với thể dục dụng cụ.

Cho đến bây giờ ở Sea Games thì thể dục dụng cụ Việt Nam vẫn luôn luôn là ở vị trí dẫn đầu với cuộc đấu giành khoảng từ 5 đến 6 huy chương Vàng. Nhưng thành công của Hà Thanh giúp cho những người quản lý thể thao và những người yêu mến thể thao hiểu ra một điều là mặc dù đất nước khó khăn, mặc dù trình độ huấn luyện có hạn chế, nhưng trẻ em Việt Nam vẫn có thể vươn lên hàng đầu thế giới ở những môn thể thao rất là phức tạp cũng như là ở những môn thể thao sức mạnh như Hoàng Anh Tuấn ở môn cử tạ, môn thể thao đối kháng như Trần Hiếu Ngân và bây giờ là môn thể dục dụng cụ kỹ thuật phức tạp.

Điều ấy để lại cho những người lãnh đạo và quản lý thể thao một cái trách nhiệm, là phải dám tin rằng trẻ em Việt Nam có thể làm được những điều kỳ diệu. Và điều quan trọng nhất là Việt Nam phải làm gì để cho

04:14

Chuyên gia Hồng Minh-Hà Nội

những mầm non thể thao có thể biến giấc mơ thành hiện thực. Tôi cho rằng đây là một bước đột phá. Có thể thể dục dụng cụ lặp lại chuyện này là hơi khó, bởi vì tình hình chung của thể dục dụng cụ Việt Nam là hơi mỏng manh, số lượng vận động viên rất ít và tìnhtrạng tập luyện rất khó khăn. Cho nên việc xuất hiện những vận động viên khác có tài năng như thế rất hiếm. Nhưng nó tạo ra cho người ta một suy nghĩ mới, như trường hợp vận động viên Bùi Thị Minh nhảy cao 1m94, cũng để lại cho chúng ta một suy nghĩ rằng, trẻ em Việt Nam và các thiếu nữ Việt Nam, họ có thể làm được những điều kỳ diệu như vậy".

Trước thềm Sea Games 26, « mỏ vàng » võ thuật của TTVN đang gặp khó

Chỉ còn 3 tuần nữa là khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 26 tại Indonesia. Đoàn thể thao Việt Nam đã lên danh sách với gần 600 vận động viên tham dự 40 nội dung thi đấu. Để đạt được mục tiêu đề ra giành vị trí thứ 3, giống như các kỳ Sea Games trước, thể thao vẫn lại tập chung vào vào các môn vốn được cho là "mỏ vàng" như như võ thuật, điền kinh. Nhưng lần này có vẻ như các môn võ thuật đang gặp phải nhiều nhiều khó khăn, không chắc gì có thể gánh vách nhiệm vụ tìm kiến huy chương cho Việt Nam. Từ Wushu, đến

07:01

Pv HuyTường-Sài Gòn

Taekowndo đến Pencak Silat, những môn võ thế mạnh đều gặp nhiều vấn đề về lực lượng kế thừa.

Nhân dịp này Tạp chí Thể thao đã trao đổi với phóng viên thể thao Huy Tường tại TP Hồ Chí Minh và được anh phân tích về những khó khăn sắp tới của các đội võ thuật Việt Nam tại Sea Games 26 tới đây :
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.