Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC - CHINH PHỤC KHÔNG GIAN

Trung Quốc vẫn nung nấu tham vọng đặt chân lên Mặt Trăng

Vụ phóng tên lửa đẩy cực mạnh của cơ quan không gian Mỹ NASA đã phải hoãn lại ở vào phút chót ngày 03/09/2022, đây là lần thứ hai sự kiện bị lỡ. Trong khi đó, được đặt chân lên Mặt Trăng vẫn luôn là tham vọng lớn của Bắc Kinh. Những ngày này, người Trung Quốc đang tất bật với các công việc hoàn tất xây dựng trạm không gian riêng của mình, chuẩn bị cho các chương trình nghiên cứu không gian và tiếp đó sẽ là đưa người lên Mặt Trăng.

Ảnh tư liệu: Tên lửa đẩy Trường Chinh-2F phóng tàu Thần Châu 14 của Trung Quốc vào không gian ngày 05/06/2022.
Ảnh tư liệu: Tên lửa đẩy Trường Chinh-2F phóng tàu Thần Châu 14 của Trung Quốc vào không gian ngày 05/06/2022. © AP - Li Gang
Quảng cáo

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde,

Tại Trung Quốc, các tên lửa « Trường Chinh » cuối tuần này vẫn làm việc, đưa lên quỹ đạo một vệ tinh dò tìm từ xa và chuẩn bị phóng các modun của trạm không gian Trung Quốc. Người Trung Quốc trong đầu vẫn mơ đến các vì sao và Mặt Trăng không phải là xa. Cho dù mục tiêu một ngày nào đó họ bước chân trên mặt trăng vẫn còn chưa rõ ràng. Giờ đây người ta nói phải đến năm 2030.

Khi bắt tay xây dựng trạm Thiên Cung, Bắc Kinh đặt mục tiêu đưa người lên mặt trăng vào năm 2024. Trạm không gian này sẽ phải hoàn tất trong những tuần tới và sẽ giúp Trung Quốc từ nay đến cuối năm nay thực hiện các chuyến đưa phi hành đoàn lên trạm quỹ đạo.

Các công đoạn để vươn tới mặt trăng của Trung Quốc cho đến giờ đều rất thành công : 2013 khởi đầu các sứ mệnh Thường Nga (Cheng’e) và Thỏ Ngọc (Yutu). Các bánh xe của cỗ máy tự hành này lần đầu đã được dính bụi Mặt Trăng. Năm 2019, một cỗ xe nhỏ khác cũng đã được đặt lên mặt khuất của trăng, điều chưa từng xảy ra. Năm 2020, một xe tự động khác của Trung Quốc đã trở lại Mặt Trăng và mang về trái đất những mẫu đất ở các miệng hố trên Mặt Trăng.

Giai đoạn tới sẽ nghiên cứu phần cực nam của trăng. Nhiệm vụ kéo dài tới 2026 này nhằm chuẩn bị cho các chuyến bay có người và một dự án trạm không gian quốc tế nghiên cứu mặt trăng, được xây dựng cùng với đối tác Nga.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.