Vào nội dung chính
NHẬT BẢN - PHILIPPINES

Nhật Bản và Philippines đàm phán về một hiệp ước an ninh song phương

Hôm qua, 03/11/2023, ngày đầu tiên trong chuyến công du của thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Manila, lãnh đạo hai nước đã thông báo chính thức khởi sự đàm phán về một hiệp ước an ninh song phương. Hiệp ước an ninh, tương tự như giữa Philippines và Hoa Kỳ, cho phép quân đội nước này triển khai lực lượng trên lãnh thổ nước kia.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (P) và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (T), tại dinh tổng thống ở Manila, Philippines, ngày 03/11/2023.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (P) và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (T), tại dinh tổng thống ở Manila, Philippines, ngày 03/11/2023. AP - Aaron Favila
Quảng cáo

Mối đe dọa từ Trung Quốc là lý do chủ yếu thúc đẩy Tokyo và Manila nâng cấp quan hệ hợp tác. Thông tín viên RFI Frédéric Charles từ Tokyo cho biết thêm:

‘‘Hồi tháng Hai vừa qua tại Tokyo, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã đưa ra sáng kiến về một thỏa ước an ninh ba bên, Philippines, Nhật Bản và Hoa Kỳ, tương tự với thỏa ước đã có giữa ba nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Đối mặt với áp lực của Trung Quốc tại khu vực, Manila đã cho phép các lực lượng Mỹ sử dụng thêm bốn căn cứ tại Philippines, bên cạnh năm căn cứ đã có. Giờ đây Philippines muốn thương lượng một hiệp ước về an ninh với Nhật Bản. Tokyo đã quyết định cung cấp cho Manila một hệ thống radar giám sát bờ biển, nhiều tàu tuần tiễu để tăng cường hoạt động bảo vệ luật biển.

Do vị trí địa lý, Nhật Bản và Philippines sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan. Tại châu Á, chiến lược của Mỹ được thực thi với việc triển khai các lực lượng trên các quần đảo đối diện với Trung Quốc, trải dài từ Nhật Bản, Đài Loan đến Philippines’’. 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.