Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN

Miến Điện: Chính phủ dân sự chính thức hoạt động

Miến Điện bước vào một giai đoạn mới. Chính phủ dân sự đầu tiên kể từ hơn nửa thế kỷ chính thức bước vào hoạt động hôm nay 01/04/2016 . Nếu như bà Aung San Suu Kyi bị giới quân nhân ngăn cản trở thành tổng thống, một vị trí mới đã được tạo riêng cho bà, ngoài việc nắm giữ bốn bộ quan trọng.

Bà Aung San Suu Kyi và phó tổng thống Henry Van Thio chờ đợi lễ bàn giao với tổng thống mãn nhiệm, 30/03/2016.
Bà Aung San Suu Kyi và phó tổng thống Henry Van Thio chờ đợi lễ bàn giao với tổng thống mãn nhiệm, 30/03/2016. REUTERS/Nyein Chan Naing/Pool
Quảng cáo

Tân chính phủ Miến Điện buộc phải chứng tỏ có năng lực, do trách nhiệm sẽ rất là lớn. Sau nhiều thập niên dưới sự cai trị của giới quân sự, đất nước hầu như kiệt quệ.

Trông đợi đầu tiên của người dân là việc trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị vẫn còn ở trong tù. Vấn đề là không chỉ dừng ở đó, mà còn phải chấm dứt tình trạng bắt bớ tùy tiện, nghĩa là phải tái thiết lại nền tư pháp đất nước.

Cải thiện điều kiện sinh sống của người dân cũng là một mong mỏi khác của người Miến Điện. Hai phần ba dân số hiện vẫn chưa có điện trong nhà, 1/3 dân số sống dưới ngưỡng nghèo khó. Đó cũng chính là lý do bà Aung San Suu Kyi chọn ông Htin Kyaw, một kinh tế gia, làm tổng thống.

Về phần mình, bà Aung San Suu Kyi, do Hiến Pháp không cho phép trở thành tổng thống, nhưng để tiện bề giám sát các hoạt động của chính phủ được cho là “thiếu năng lực”, một chức vụ mới đã được lập riêng cho bà, đó là chức “cố vấn Nhà nước”. Đồng thời bà Aung San Suu Kyu còn nắm giữ đến bốn bộ khác.

Giới quân nhân và nhiều nhà đấu tranh nhân quyền đã chỉ trích việc này . Từ Rangun, thông tín viên RFI, Rémy Favre cho biết cụ thể:

“Đây là một chức vụ được tạo riêng cho bà Aung San Suu Kyi. Các nghị sĩ thuộc đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ đã đề xuất một dự luật thành lập chức “cố vấn Nhà nước” tại Miến Điện, một vị trí có một nguồn ngân sách  riêng chủ.

 Aung San Suu Kyi cũng có chân trong chính phủ. Bà lãnh đạo các bộ Ngoại Giao, Văn Phòng Tổng Thống, Giáo Dục và Năng Lượng. Với việc tham gia vào nội các , bà phải từ bỏ vai trò nghị sĩ. Nhưng chức vụ “cố vấn Nhà nước” sẽ cho phép bà phát biểu trước Quốc hội. Đó cũng là cách bà duy trì mối liên hệ với các nghị sĩ.

Hiến Pháp Miến Điện cản trở Aung San Suu Kyi trở thành tổng thống. Do đó, chức vụ này cho phép bà lách qua rào cản này và nhằm hợp pháp hóa quyền kiểm soát mà bà lên tổng thống Miến Điện.

Các nghị sĩ thuộc đảng xuất thân từ giới quân sự chỉ trích bà nắm giữ quá nhiều quyền hành. Một số nhà đấu tranh nhân quyền thì quan ngại về gánh nặng trách nhiệm của bà. Bởi vì, trên thực tế, nhiều chức vụ khác nhau trong cùng một nội các dân chủ sẽ cho phép bà giám sát hầu như mọi lĩnh vực của đất nước.”

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.