Vào nội dung chính
NGA - NĂNG LƯỢNG

Phương Tây cố tìm nguồn năng lượng thay nhiên liệu hóa thạch do Nga sản xuất

Để giảm lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu từ Nga, các nước phương Tây hai ngày cuối tuần qua đẩy mạnh việc tìm nguồn năng lượng thay thế.

Ảnh minh họa: Một nhà máy làm khí hóa lỏng (LNG) của Nga tại thành phố Prigorodnoye trên đảo Sakhalin (Nga) trên Thái Bình Dương. Ảnh chụp ngày 15/07/2021.
Ảnh minh họa: Một nhà máy làm khí hóa lỏng (LNG) của Nga tại thành phố Prigorodnoye trên đảo Sakhalin (Nga) trên Thái Bình Dương. Ảnh chụp ngày 15/07/2021. REUTERS - VLADIMIR SOLDATKIN
Quảng cáo

"Giờ đây, dầu và khí đốt của Nga có mùi máu của người Ukraina". Đây là phát biểu gây sốc của Dmytro Kouleba, ngoại trưởng Ukraina trên đài CNN vào hôm qua, 06/03/2022. Ngoại trưởng Ukraina kêu gọi các công ty phương Tây rút khỏi Nga, nhưng điều này không dễ với nhiều quốc gia đang lệ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch của Nga.

Dù khó và không thể đạt được trong một sớm một chiều, nhưng một số nước đang cố gắng hạn chế tối đa việc phải nhập khẩu chất đốt từ Nga. Đáng chú ý là chuyến thăm của các quan chức cấp cao Hoa Kỳ tới Venezuela, nước đồng minh của Matxcơva. Theo nhật báo New York Times, chuyến đi được xem là liên quan đến việc Washington muốn thay thế một phần lượng dầu lửa nhập từ Nga bằng lượng dầu lửa mà Mỹ đã ngừng mua của Caracas.

Tại châu Âu, Roma đang hướng tới Qatar. Ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio thông báo chính quyền Qatar cam kết tăng cường quan hệ đối tác năng lượng với Roma. Còn Đức hôm thứ Bảy 05/03 đã ký một thỏa thuận về việc xây dựng một trạm nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Đây là trạm đầu tiên của Đức và sẽ cho phép nước Đức tái hóa khí đã được hóa lỏng và được vận chuyển đến bằng đường biển. Tuy nhiên, dự án này có thể kéo dài trong nhiều năm.

Các nỗ lực của Tây phương diễn ra trong bối cảnh hôm qua ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ và Liên Âu đang thảo luận về việc cấm nhập khẩu nhiên liệu từ Nga, biện pháp mà AFP cho biết là đang vấp phải sự phản đối từ Đức vì cái giá kinh tế phải trả là rất lớn. 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.