Vào nội dung chính
TÂY ÂU - NGA - TRỤC XUẤT

Nhiều nước Tây Âu trục xuất các nhà ngoại giao Nga

Từ lúc Matxcơva khởi động cuộc xâm lăng Ukraina, nhiều nhà ngoại giao Nga đã bị các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu (EU) trục xuất, nhưng đó là các quốc gia Trung Âu và Đông Âu. Ba nước Baltic trục xuất 18 người, Ba Lan trục xuất 45 người. Nga trả đũa bằng cách tương tự. Giờ đây đến lượt Tây Âu, hôm qua 29/03/2022 Ailen, Hà Lan và Bỉ quyết định trục xuất trên 40 nhà ngoại giao Nga.

Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra trả lời báo chí tại La Haye ngày 29/03/2022,  sau quyết định trục xuất 17 nhà ngoại giao Nga.
Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra trả lời báo chí tại La Haye ngày 29/03/2022, sau quyết định trục xuất 17 nhà ngoại giao Nga. AFP - BART MAAT
Quảng cáo

Thông tín viên Pierre Bénazet tường trình từ Bruxelles :

Tại Ailen, bốn nhà ngoại giao cao cấp của Nga đã được yêu cầu rời khỏi nước này vì các hoạt động của họ « không phù hợp với các tiêu chí quốc tế về ứng xử ngoại giao ». Bỉ và Hà Lan còn rõ ràng hơn. Ngoại trưởng Bỉ thông báo trước Quốc Hội việc trục xuất 21 nhà ngoại giao  Nga có liên quan đến « các hoạt động gián điệp và gây ảnh hưởng », đe dọa an ninh quốc gia. Hà Lan tuyên bố trục xuất 17 nhà ngoại giao Nga bị coi là nhân viên tình báo, là mối nguy cho an ninh quốc gia của Hà Lan.

Ngoài ra Hà Lan và Bỉ cũng khẳng định đã phối hợp với nhau trong việc trục xuất. Hai nước cho biết, thái độ của Nga khiến họ không còn muốn có sự hiện diện của những người này. Kể từ thời chiến tranh lạnh, chưa bao giờ có việc trục xuất hàng loại nhà ngoại giao Nga như thế, chẳng hạn đối với Bỉ là từ năm 1972.

Quyết định trục xuất trên đây đánh dấu một bước ngoặt. Các chính phủ khẳng định đây không phải là trừng phạt, và vẫn muốn duy trì các kênh ngoại giao với điện Kremlin. Tuy nhiên người ta nhận thấy từ nay quan điểm ở Tây Âu đã trở nên cứng rắn hơn.

Liên Hiệp Quốc: Nga bị tố cáo gây khủng hoảng lương thực thế giới

Trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc hôm 29/03/2022, Hoa Kỳ, Pháp và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP hay PAM) tố cáo Nga đã gây ra khủng hoảng lương thực trầm trọng, khi xâm lăng Ukraina. Nga và Ukraina là hai nước sản xuất ngũ cốc chính (30% lượng xuất khẩu lúa mì thế giới, 20% bắp và 75% dầu hướng dương). Sản lượng sụt giảm mạnh vì chiến tranh sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho Trung Đông và Bắc Phi, trước hết là nguy cơ nổi loạn vì nạn đói tại các nước đông dân như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Nigeria.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.