Vào nội dung chính
COP27 - KHÍ THẢI

COP27: Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tăng vọt trở lại sau hai năm đại dịch Covid-19

Vào lúc Hội nghị Khí hậu Thế giới COP27 đang diễn ra tại Ai Cập, hiệp hội Climate Chance (tạm dịch là Cơ hội cho Khí hậu) công bố một báo cáo quốc tế về hiện tượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo từng lãnh vực hoạt động. Sau hai năm đại dịch Covid-19 được đánh dấu bởi các đợt phong tỏa và đình trệ kinh tế, báo cáo nhấn mạnh tình trạng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, nguồn gốc gây biến đổi khí hậu, tăng mạnh trở lại.

Ảnh minh họa : Khói từ nhà máy của công ty BASF ở Schwarzheide, nam Berlin, Đức, ngày 01/11/2022.
Ảnh minh họa : Khói từ nhà máy của công ty BASF ở Schwarzheide, nam Berlin, Đức, ngày 01/11/2022. AP - Michael Sohn
Quảng cáo

Từ Charm el-Cheikh, đặc phái viên đài RFI Jeanne Richard tường thuật : 

Trong lịch sử phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, đại dịch Covid-19 cuối cùng có lẽ chỉ là một giai đoạn tạm ngưng ngắn ngủi, theo như báo cáo Climate Chance. 

Antoine Gillod, giám đốc đài quan sát của hiệp hội, giải thích : « Năm 2021, chúng ta đã đạt mức phát thải chưa từng có trong lịch sử, cao hơn rất nhiều so với mức trước đại dịch là năm 2019 ». 

Đúng là các nguồn năng lượng tái tạo đang nở rộ, nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Antoine Gillod nói tiếp : « Mức tăng các nguồn năng lượng tái tạo vẫn còn rất thấp so với đà tăng trưởng của năng lượng hóa thạch. Điều đó có nghĩa là gói hỗn hợp năng lượng vẫn chưa bị đảo ngược. » 

Tuy nhiên vẫn có một điểm tích cực : Các chính sách chuyển đổi sinh thái bắt đầu có kết quả trong một số lĩnh vực chủ chốt tại nhiều nước công nghiệp phát triển. Ông Antoine Gillod giải thích :

« Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy kết quả đó ở châu Âu nơi lĩnh vực giao thông tăng đều đặn từ những năm 1990. Đây là nơi duy nhất, chúng tôi quan sát thấy một số nước, từ nhiều năm nay, tiếp tục theo đuổi chính sách giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, nhất là phát triển các phương tiện chạy bằng điện, ví dụ trường hợp của Thụy Điển, Na Uy hay Hà Lan. »

Điều quan trọng là phải chú trọng nhiều hơn vào những chuyển đổi này vì việc sử dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng hóa thạch là nguyên nhân chính làm gia tăng mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.  

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.