Vào nội dung chính
NOBEL - IRAN - NHÂN QUYỀN

Nhiều lời kêu gọi Iran trả tự do cho khôi nguyên Nobel Hòa Bình

Narges Mohammadi, nữ nhà báo, nhà đấu tranh nhân quyền 51 tuổi người Iran, là nhân vật bị cầm tù thứ 5 được trao giải Nobel Hòa Bình. Đối với chính quyền Teheran, quyết định của Ủy ban Nobel Na Uy mang tính « chính trị ». Tuy nhiên, ngay sau khi nữ tù nhân lương tâm được trao giải hôm 06/10/2023, ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi trả tự do cho bà.

Nhà báo Narges Mohammadi tại một địa điểm không được tiết lộ ở Iran. Ảnh được công bố ngày 06/10/2023.
Nhà báo Narges Mohammadi tại một địa điểm không được tiết lộ ở Iran. Ảnh được công bố ngày 06/10/2023. via REUTERS - NARGES MOHAMMADI'S FAMILY
Quảng cáo

Gia đình bà Narges Mohammadi hoan nghênh « một thời điểm lịch sử cho cuộc đấu tranh vì tự do ở Iran ». Trả lời RFI ngày 06/10, Ali Rahmani, 17 tuổi, một trong hai người con của bà Narges Mohammadi, hiện sống tị nạn ở Paris với cha, không giấu được cảm xúc và cho biết « rất tự hào về mẹ. Bà xứng với giải Nobel Hòa Bình, vì đó là thành quả của công việc mà bà cống hiến gần nửa cuộc đời. Giải thưởng đó không chỉ dành riêng cho mẹ tôi mà còn dành cho phong trào « Phụ nữ, Cuộc sống, Tự do » - một lý tưởng lớn lao hơn, quý giá hơn đối với mẹ tôi ».

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đánh giá giải thưởng được trao cho nữ tù nhân Iran là « để tri ân tất cả những người phụ nữ đang đấu tranh cho quyền lợi của mình ». Còn đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đó là « một lựa chọn mạnh mẽ đối với một nhà đấu tranh cho tự do ».

Bị cầm tù tại Iran từ nhiều năm, rất ít khả năng nhà đấu tranh cho nữ quyền được trả tự do trước thời hạn. Tuy nhiên, từ giờ tình trạng sức khỏe của bà sẽ được cộng đồng quốc tế chú ý. Có thể gia đình sẽ thay mặt bà đến nhận giải vào tháng 12.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.