Vào nội dung chính
COP28

COP 28 : Đàm phán căng thẳng về việc chấm dứt năng lượng hoá thạch

Tại hội nghị khí hậu COP28 ở Dubai, dự thảo thỏa thuận mới dự kiến ​​sẽ được đưa ra vào sáng nay 11/12/2023, quyết định tương lai của nhiên liệu hoá thạch. 

Activists participate in a die-in against fossil fuels at the COP28 U.N. Climate Summit, Saturday, Dec. 9, 2023, in Dubai, United Arab Emirates. (AP Photo/Peter Dejong)
Các nhà hoạt động môi trường biểu tình phản đối nhiên liệu hóa thạch ở COP28, Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, ngày 09/12/2023. AP - Peter Dejong
Quảng cáo

Theo AFP, chủ tịch COP28 của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, ông Sultan Al Jaber, đánh giá rằng hội nghị “có thể đạt được tham vọng cao nhất” về hai chủ đề trọng tâm : loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và viện trợ tài chính cho các nước nghèo. Ông cũng kêu gọi các nước thành viên bỏ "chiến thuật câu giờ" trước khi hội nghị kết thúc để quyết định tương lai của nhiên liệu hóa thạch. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm nay cũng kêu gọi các nhà thương thuyết nên tỏ ra « linh động tối đa » và có « thực tâm » để bảo đảm việc chấm dứt hoàn toàn các năng năng lượng hóa thạch.

Tuy nhiên cho đến nay, các đại biểu và bộ trưởng của các nước đạt được rất ít tiến bộ sau các cuộc đàm phán căng thẳng.

Các nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu như Ả Rập Xê Út, Irak và một số đồng minh vẫn giữ quan điểm đối lập với tất cả các ý kiến loại bỏ hoặc cắt giảm nhiên liệu hóa thạch. Họ lý giải bằng các luận điểm về hiệu quả của công nghệ thu giữ carbon và mối đe dọa biến động kinh tế toàn cầu nếu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Về phía hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, có nhiều dấu hiệu tích cực được đưa ra trong tuyên bố chung của hai nước này. Washington và Bắc Kinh đề xuất “đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo” nhằm “thay thế sản xuất điện từ than, dầu và khí đốt”.

Tuy nhiên, thỏa thuận này còn phụ thuộc rất nhiều vào những cam kết dành cho các nước đang trỗi dậy, chẳng hạn như Ấn Độ, nơi mà than vẫn được sử dụng để sản xuất 3/4 lượng điện, cũng như cho các nước đang phát triển, đang  yêu cầu các nước giàu giúp họ phát triển điện Mặt trời hoặc điện gió hoặc giúp họ thích ứng với những tàn phá của biến đổi khí hậu.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.