Vào nội dung chính
LIÊN HIỆP CHÂU ÂU - TÀI CHÍNH

Liên Âu tim cách thúc đẩy một ‘‘thị trường tài chính’’ chung

Hôm qua, 18/04/2024, lãnh đạo 27 nước châu Âu họp tại Bruxelles đã đưa ra quyết định thúc đẩy trở lại dự án một thị trường tài chính chung, với hy vọng huy động thêm nhiều đầu tư nhằm tránh bị tụt hậu hơn nữa so với Mỹ và Trung Quốc trong các cuộc cạnh tranh về công nghệ xanh và kỹ thuật số.

French President Emmanuel Macron speaks during a media conference at an EU summit in Brussels, Thursday, April 18, 2024. European Union leaders on Wednesday debated a new "European Competitiveness Dea
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo sau thượng đỉnh Liên Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 18/04/2024. AP - Omar Havana
Quảng cáo

Theo giới quan sát, cho đến nay, châu Âu đã có thị trường hàng hóa chung, nhưng việc thiếu thị trường tài chính thống nhất là một khiếm khuyết lớn. Tại cuộc họp hôm qua, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh, ‘‘Liên hiệp tiết kiệm và đầu tư là chìa khóa cho phép huy động các đầu tư tư nhân vì các mục tiêu chung’’. Trên thực tế dự án lập một thị trường tài chính chung của châu Âu vẫn dậm chân tại chỗ từ 10 năm nay. Hiện tại có đến 15 quốc gia châu Âu lưỡng lự với dự án này.

Đặc phái viên Julien Chavanne từ Bruxlles cho biết thêm:

‘‘Tình hình là nghiêm trọng, bởi các nước châu Âu đang bị tụt hậu, không còn có thể bắt kịp Mỹ và Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh về các cách tân. Các nhà công nghiệp châu Âu đã để mất nhiều thị trường, và tăng trưởng đang chững lại. Tóm lại, nếu như các nước châu Âu muốn khẳng định vị thế trong lĩnh vực bình điện hay trí tuệ nhân tạo, thì phải có tiền. 

Một đề nghị đã được bàn thảo : thống nhất các thị trường tài chính của khối 27 nước để cho phép huy động vốn đầu tư, điều đặc biệt có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up). Ý tưởng này đã từng được đưa ra từ 10 năm trước, nhưng chưa bao giờ được thực hiện. 

Ông Enrico Letta, cựu chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, người bảo vệ dự án này trước các lãnh đạo châu Âu, hiểu rõ khó khăn. Ông nói : ‘‘Dự án này phải thuyết phục được các quốc gia gọi là ‘‘tằn tiện’’, như Đức, Thụy Điển, hiện vẫn từ chối chia sẻ các rủi ro.’’ 

Bên cạnh đó là những quốc gia không muốn các chính sách về thuế đang có lợi cho họ bị ảnh hưởng bởi dự án này, như thủ tướng Irland Simon Harris: ‘‘Irland muốn lập ra một liên minh các thị trường tài chính, nhưng phải có các biện pháp đúng mới đạt được điều này’’. 

Mục tiêu đặt ra vừa khổng lồ, vừa khẩn cấp. Theo Ủy Ban Châu Âu, để tài trợ cho các cuộc cách mạng chuyển đổi sinh thái và kỹ thuật số tại châu Âu phải tìm ra được hơn 620 tỉ euro bổ sung mỗi năm.’’

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.