Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Trung Quốc gây căng thẳng tại Hoa Đông để trắc nghiệm Nhật Bản

Đăng ngày:

Từ sau vụ tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào hai tàu tuần duyên của Nhật hôm 7 tháng 9, quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo càng lúc càng căng thẳng. Mặc dù chính phủ Nhật giữ thái độ khoan hòa, trả tự do cho 14 thuyền viên và chiếc tàu gây xung khắc ,nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc "leo thang" một hai đòi phải thả thuyền trưởng và dùng vụ việc này như điều kiện gây sức ép với Nhật.

Tàu tuần duyên của Nhật gần đảo Senkaku / Điếu Ngư Đài (Reuters)
Tàu tuần duyên của Nhật gần đảo Senkaku / Điếu Ngư Đài (Reuters)
Quảng cáo

Thái độ của Bắc Kinh bị các nước Á châu xem là biểu lộ tham vọng của giới cầm quyền Trung Quốc muốn lấn chiếm đất đai biển đảo của các nước láng giềng. Trung Quốc gây căng thẳng tại biển Hoa Đông làm một công hai chuyện : trắc nghiệm Nhật Bản và thị uy với Đông Nam Á.

Theo nhận định của thủ tướng Ấn Độ hồi đầu tháng này thì Trung Quốc tìm cách phát triển ảnh hưởng và "chen chân" vào vùng Nam Á. Vài ngày sau, tại vùng biển Hoa Đông xảy ra vụ tàu đánh cá của Trung Quốc cố ý tông vào hai tàu tuần duyên của Nhật Bản tại vùng đảo Senkaku / Điếu Ngư đài hiện do Nhật bản kiểm soát nhưng Trung Quốc tranh chấp chủ quyền.

Quyết định của Nhật là câu lưu viên thuyền trưởng để điều tra và thả tàu và các thuyền viên về nước.Thế nhưng phía Trung Quốc cắt đứt các cuộc thảo luận hợp tác trên biển , hủy bỏ chuyến đi thăm giao hữu của một phái đoàn đại biểu quốc hội Trung Quốc dự kiến sang Nhật và đồng thời không cho một đoàn thanh niên Nhật sang thăm hội chợ Thượng Hải.

Trong thời gian qua, đại sứ Nhật bị triệu đến sáu lần để nghe phiền trách hoặc vào lúc gần nửa đêm hoặc lúc trời chưa sáng. Tiếp theo đó là thủ tướng Ôn Gia Bão từ chối gặp thủ tướng Nhật Naoto Kan bên lề đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và đe dọa đưa ra thêm "nhiều biện pháp trả đũa mới". Theo AFP, trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã tỏ thái độ mỗi lúc mỗi hung hăng thêm trong việc tranh chấp chủ quyền với nhiều nước láng giềng từ Bắc Á đến tận Nam Á.

Danh sách các địa danh hay lãnh hải mà Bắc Kinh dứt khoát nói là thuộc chủ quyền của Trung Quốc rất dài. Từ vùng biển có nhiều hải sản và dầu khí như biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật đến vùng biển Đông của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho đến tận dãi Hymalya nơi mà Bắc Kinh chiếm giữ hơn 38 ngàn cây số vuông và đòi làm chủ thêm 90 ngàn km2 khác. Chỉ riêng tại vùng biển mà Trung Quốc gọi là Hoa Đông và Nam Trung Hoa, Bắc Kinh tranh giành chủ quyền với 6 nước gồm Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei không kể căng thẳng với Đài Loan.

Sau những vụ bắn giết ngư dân Việt Nam và tập trận phô trương, nay Trung Quốc lại quay sang đe dọa Nhật Bản. Câu hỏi đặt ra là vì những nguyên nhân nội tại và ngoại lai nào khiến cho Trung Quốc có những hành động khiêu khích như vậy ? RFI đặt câu hỏi với chuyên gia Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.