Vào nội dung chính

Nguồn hải sản , một trong những nguyên nhân gây va chạm tại biển Đông

Giới chuyên gia quốc tế nhận định, cùng với con đường hảng hải huyết mạch và tài nguyên dầu khí, hải sản tại biển Đông cũng là một nguyên nhân gây va chạm trên biển. Căng thẳng giửa Trung Quốc và các nước láng giềng có nguy cơ mỗi ngày mỗi nhiều hơn khi nguồn cá theo thời gian và nhịp độ đánh bắt giảm đi dần. 

Chiếc tàu cá của Trung Quốc bị Nhật bắt giữ, nguyên nhân của những căng thẳng Trung -Nhật . Ảnh chụp hôm 8/9/2010
Chiếc tàu cá của Trung Quốc bị Nhật bắt giữ, nguyên nhân của những căng thẳng Trung -Nhật . Ảnh chụp hôm 8/9/2010 Ảnh:REUTERS/Kyodo
Quảng cáo

Theo các nhà phân tích thì ngư dân Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines,Đài Loan và các nước trong khu vực, vì sinh nhai, bắt buộc phải đi ra khỏi ngư trường truyền thống, phiêu lưu vào những vùng biển tranh chấp để đánh cá.

Đó là câu chuyện của chiêc tàu cá Trung Quốc bị hải quân Nhật Bản cảnh báo rồi xảy ra va chạm gần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 9 năm nay. Đây là vùng biển nhiều tôm cá hiện nay thuộc chủ quyền Nhật Bản, do Tokyo quản lý, nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều muốn giành lấy phần. Vụ va chạm này đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao trầm trọng giữa hai nước hùng mạnh nhất tại Á châu.

Chuyên gia Jonathan Holslag, thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc Hiện đại Bruxelles giải thích rằng « nguồn hải sản tại Đông Á suy giảm rất nhanh và hiện nay đang có một cuộc tranh giành nhau đánh cá ». Theo chuyên gia này, thì vì lý do kinh tế các ngư dân không qua tâm đến chuyện tranh chấp lãnh hải. Do vậy sự hiện diện của các công ty ngư nghiệp hàm chứa « mầm gây căng thẳng và xung đột » nhiều hơn cả các giếng dầu và mỏ khí đốt. Rất có thể nguồn cá sẽ tạo ra khủng hoảng chính trị trong tương lai.

Tại biển Đông, loài cá thu trắng được xem là quý hơn vàng. Giá mỗi kilo cá thu trắng bán trên thị trường Trung Quốc là hơn 13 đôla, đắt gấp 5, 6 lần các loại cá được tiêu thụ nhiều nhất. Từ nhu cầu lợi nhuận này mà các đội ngư thuyền Trung Quốc ngày đêm đánh bắt tại biển Đông và biển Hoa Đông cho đến tận lãnh hải của đảo Fidji, Tonga ở nam bán cầu kéo dài đến châu Phi nơi mà Trung Quốc được một số nước như Tanzania, Kenya hay Madagascar cho phép khai thác.

Nhưng tại biển Hoa Đông và biển Đông nơi có hơn nửa chục quốc gia Á châu tranh chấp lãnh hải một cách gay go. Giáo sư Yves Tiberghien tại Đài Loan nhận định là mỗi ngày sẽ có nhiều căng thẳng hơn và nguồn cá cạn dần trong khi nhu cầu gia tăng. Trong bối cảnh Trung Quốc tiêu thụ nhiều cá hơn mà trữ lượng tại biển Đông không còn dồi dào nữa thì tàu cá Trung Quốc phiêu lưu xa hơn.

Chỉ trong tháng 8 và tháng 9, hơn 80 tàu đánh cá Trung Quốc đến tận vùng Điếu Ngư hoạt động. Theo lời kể của một ngư dân Trung Quốc thì Senkaku/Điếu Ngư là « ngư trường truyền thống » của dân chài Phúc Kiến. Nhưng trong thời gian gần đây, tuần duyên Nhật Bản tỏ ra nghiêm nhặt hơn , ít bao dung hơn so với những năm trước.

Vụ va chạm hôm 7/9/2011 ghi dấu đỉnh điểm của tình hình căng thẳng. Các ngư dân Trung Quốc nói rằng họ đến Điếu Ngư vì ở đây có nhiều cá chứ không phải do lòng ái quốc thúc giục tranh đấu gì cả. Tuy nhiên thái độ của chính quyền có lẽ không giống như quan điểm của ngư dân. Hôm nay, bất chấp cảnh báo của Tokyo nhiều lần khẳng định chủ quyền, Bắc Kinh thông báo đưa đến vùng tranh chấp một tàu « ngư chính » có trang bị trực thăng.

Câu hỏi đặt ra với Việt Nam làm sao để Hoàng Sa và Trường Sa không biến thành « ngư trường » của Trung Quốc ?

 

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.