Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN - CHÍNH TRỊ

Lãnh tụ đối lập Miến Điện đi vận động chính trị lần đầu tiên, từ khi được tự do

Hôm nay 14/8/2011, bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đối lập, thực hiện chuyến đi vận động chính trị đầu tiên ngoài Rangoon kể từ khi bà được trả tự do tháng 11 năm ngoái. Hàng ngàn người ngưỡng mộ nồng nhiệt chào đón bà tại hai thành phố Bago và Thanaphin, cách Rangoon gần 100 km.

Bà Aung San Suu Kyi trong chuyến vận động chính trị đầu tiên, tại lễ khai trương hiệu sách Aungsan Jar-mon Library tại thị xã Thanatpin, gần thành phố Bago.
Bà Aung San Suu Kyi trong chuyến vận động chính trị đầu tiên, tại lễ khai trương hiệu sách Aungsan Jar-mon Library tại thị xã Thanatpin, gần thành phố Bago. Reuters/Soe Zeya Tun
Quảng cáo

Bà có cuộc gặp gỡ với các đảng viên đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ do bà lãnh đạo. Chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa chính quyền và phe đối lập đang trong chiều hướng hòa hoãn.

Từ Bangkok, thông tín viên Arnaud Dubus gửi về bài tường trình :

"Trong chuyến đi thăm mang tính chất chính trị đầu tiên đến các địa phương, Aung San Suu Kyi đã chọn hai thành phố gần thủ phủ kinh tế Rangoon. Điều này cho phép bà đi về trong ngày. Lãnh đạo đối lập chú ý để không làm chính quyền tức giận với những chuyến thăm dài ngày tại các địa phương.

Hơn nữa, hẳn là chuyến đi này đến Bago đã được thảo luận trong hai cuộc gặp gỡ gần đây giữa Aung San Suu Kyi và bộ trưởng lao động, ông Aung Kyi. Dường như hai bên đã nhất trí làm sao để tránh tình trạnh căng thẳng leo thang, điều đã gây ra vụ phục kích đoàn xe của bà làm chết người vào tháng 5 năm 2003 tại Depayin, miền bắc Miến Điện, mà thủ phạm là thành phần tay sai của tập đoàn quân sự.

Trước năm 2003, những chuyến đi thăm các tỉnh của Aung San Suu Kyi thu hút rất đông người. Chính quyền khi đó đã coi điều này như là một mối đe dọa đối với họ trong việc lãnh đạo đất nước. Và như thường lệ, họ đã phản ứng lại bằng bạo lực dữ dội.

Thái độ kín đáo của bà Aung San Suu Kyi từ khi được trả tự do có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc đối thoại chính trị. Tuy nhiên, vẫn cần phải thận trọng, bởi vì trong quá khứ, các cuộc đàm phán tương tự giữa chính quyền và đối lập đã luôn bị cắt đứt nhanh chóng.''

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.