Vào nội dung chính
Tạp chí xã hội

IVCE: 10 năm bắc nhịp cầu đưa du học Việt Nam đến Mỹ

Đăng ngày:

Năm 2000 khi mà quan hệ Việt Mỹ đã bình thường hóa, nhiều mối bang giao giữa hai nước bắt đầu được mở rộng thì cũng là lúc, một nhóm các trí thức Việt kiều tại Hoa Kỳ lập ra Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam IVCE, một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu thúc đẩy trao đổi văn hóa giáo dục hai nước Việt-Mỹ. Nhân dịp 10 năm ra đời của Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam, Tạp chí Cộng đồng của RFI đã có cuộc phỏng vấn anh Trần Thắng chủ tịch của IVCE.

Quảng cáo

Ngay từ ngày đầu thành lập năm 2000 IVCE đã bắt đầu chương trình "Du học Hoa Kỳ" để giúp học sinh, sinh viên, những người đã tốt nghiệp đại học nộp đơn vào trường đại học Hoa Kỳ hoặc tìm kiếm học bổng cho chương trình từ cử nhân, kỹ sư đến thạc sĩ, tiến sĩ.

Cho đến nay, Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam đã tư vấn cho hàng chục nghìn bạn trẻ tại Việt Nam có nguyện vọng đi du học tại Hoa Kỳ thông qua các cuộc hội thảo được tổ chức đều đặn trong dịp hè hàng năm tại Việt Nam. Mục tiêu của IVCE là sẽ giúp khoảng 30,000 người trong 10 năm từ 2005 – 2015. Hội thảo du học Hoa Kỳ của IVCE đã đem lại những định hướng một cách tổng quát cho học sinh, sinh viên hay người đã tốt nghiệp đại học về môi trường giáo dục tại Hoa Kỳ, giới thiệu nhiều nguồn học bổng khác nhau, giúp các bạn ở Việt Nam lập hồ sơ xin du học .v.v…

Từ đó đến nay đã được 10 năm, bên cạnh các hoạt động quảng bá giao lưu văn hóa Việt-Mỹ đa đạng, nhiều chương trình hỗ trợ, trao đổi thường xuyên trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đại học của IVCE đã trở nên quen thuộc với giới trẻ và nhiều trường đại học tại Việt Nam.

Có thể kể ra như chương trình ViTA, hỗ trợ giảng dạy, đưa sinh viên Mỹ tình nguyện về Việt Nam tham gia các khóa dạy ngắn hạn Anh ngữ cho các sinh viên chuẩn bị đi du học.Chương trình ViTA bắt đầu từ năm 2007 đã được triển khai rộng khắp trong mạng lưới các trường đại học từ miền Bắc đến miền Nam. IVCE đang cố gắng mỗi năm chương trình sẽ giúp cho 2000 sinh viên trong nước được tham dự các khóa học như vậy.

Hiện nay những công ty có kỹ nghệ cao cấp đầu tư vào Việt Nam đều cần đến những người tốt nghiệp tại Hoa Kỳ và có kinh nghiệm làm việc. Vì thế IVCE đã xây dựng chương trình Phát triển Giáo dục Việt Nam (VED) với mục đích giúp cho sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp tại các trường ở Mỹ có được việc làm ngắn hạn tại công ty hay giúp các nghiên cứu sinh thạc sĩ, tiến sĩ tìm được các công việc nghiên cứu ngắn hạn tại trường đại học, tích lũy thêm kinh nghiệm trước khi họ trở về Việt Nam.

Còn đối với những nghiên cứu sinh, có công việc nghiên cứu tại tại đại học sẽ giúp cho các bạn có thêm kinh nghiệm nghiên cứu, mở rộng quan hệ đồng nghiệp, hoặc biết thêm những nguồn tài trợ cho nghiên cứu. Xa hơn nữa IVCE còn hướng tới sự hợp tác lâu dài giữa đại học Mỹ-Việt, mở chương trình giảng dạy theo tiêu chuẩn của trường đại học Mỹ nhằm nâng cao trình độ đào tạo đại học tại chỗ cho Việt Nam.

08:29

Trần Thắng chủ tịch IVCE-New York

Chủ tịch của IVCE, anh Trần Thắng, người trong suốt những năm qua đã đi lại như con thoi về Việt Nam tìm kiếm thực hiện những chương trình chia sẻ thông tin về giáo dục và trao đổi kinh nghiệm để giúp xây dựng nền giáo dục Việt Nam ngày càng tiến bộ cho biết :

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.