Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Hoa Kỳ dấn thân mạnh hơn tại châu Á vì quyền lợi chiến lược lâu dài

Đăng ngày:

Cuối tuần qua, trả lời phỏng vấn của nhật báo Úc The Australian, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell tuyên bố là Hoa Kỳ phải chuyển trọng tâm ngoại giao từ Trung Đông về châu Á , thiết lập quan hệ lâu dài. Giới chuyên gia Á châu xem đây là quan điểm đa số trong chính phủ Mỹ phù hợp với sự mong chờ của Á châu đang bị sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc lấn áp.

Ông Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương, trên đài Truyền hình Úc ABC, ngày 12/08/2011
Ông Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương, trên đài Truyền hình Úc ABC, ngày 12/08/2011 DR
Quảng cáo

Nhân đến Úc tham dự cuộc Đối thoại thường niên Mỹ - Úc, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương đã có một lời tuyên bố gây chú ý trong công luận tại khu vực. Đó là Hoa Kỳ cần phải tập trung thiết lập chính sách lâu dài tại Á châu thay vì chỉ lo đối phó với những cản lực trước mắt tại Trung Đông.

Trong chiều hướng này, Hoa Kỳ tăng cường đối thoại với Trung Quốc và phục hồi hợp tác với Đông Nam Á cũng như các cường quốc khu vực như Nhật Bản và Úc.

Trợ lý Kurt Campbell nhấn mạnh đến những sự kiện đang làm cho các nước trong vùng lo ngại mà ông gọi là « chính sách áp đặt quyền lực của Bắc Kinh » tại biển Đông.

Không rõ là do một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là một phản ứng gián tiếp từ phía Trung Quốc mà hai ngày sau, trên báo mạng AsiaTimes, một chuyên gia Trung Quốc thuộc đại học Thượng Hải nhận định rằng : Bắc Kinh đánh mất uy tín tại Á châu.

Theo giáo sư Jian Junbo, từ Nhật Bản đến Singapore, từ Philippines đến Việt Nam đều xem Trung Quốc có mưu đồ xâm lược.

Ngày 10/08/2011, chánh văn phòng thủ tướng Nhật Bản, ông Yukio Edano tuyên bố là nếu quốc gia nào xâm lăng đảo Senkaku/Điếu Ngư, thì « Tokyo sẽ nhân danh quyền tự vệ, đánh đuổi kẻ thù bằng bất cứ giá nào ».

Ngay cả Singapore, không có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc và được xem là một nước thân thiện với Bắc Kinh, cũng chỉ trích chính sách bá quyền của phương bắc.

Vào đầu năm nay, ông Lý Quang Diệu, nhà sáng lập nước Singapore đã tuyên bố ông « thích ảnh hưởng bá quyền của Hoa Kỳ hơn là của Trung Quốc vì Hoa Kỳ có thiện chí bất vụ lợi hơn ».

Vì sao « nhãn quan chiến lược lâu dài » của Hoa Kỳ lại tập trung về Á châu trong thế kỷ 21 này ? Việt Nam có chổ đứng, có ưu khuyết điểm, như thế nào trong cuộc ganh đua phát triển và làm sao để khỏi bị « lỡ tàu ».

Mời quý thính giả theo dõi phần phân tích của nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney.

15:19

Nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney

Tú Anh

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.