Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

2012, năm thử thách của chính sách Afghanistan hóa

Đăng ngày:

Sau 10 năm xung đột, cuộc chiến Afghanistan có cơ may giải quyết trên bàn đàm phán. Năm 2010, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Nato quyết định một kế hoạch triệt thoái vào năm 2014. Giải pháp đàm phán sẽ từ từ thay thế biện pháp quân sự, với điều kiện Taliban phải từ bỏ vũ lực và ly khai với Al Qaida. Taliban thông báo sẽ mở văn phòng đại diện tại Doha để tiếp xúc với Hoa Kỳ.

Chân dung Tư lệnh Massoud (1953-2001) - biểu tượng nổi tiếng của cuộc kháng chiến chống Taliban -, thung lũng Pandjchir.
Chân dung Tư lệnh Massoud (1953-2001) - biểu tượng nổi tiếng của cuộc kháng chiến chống Taliban -, thung lũng Pandjchir. REUTERS/Mohammad Ismail
Quảng cáo

Trong ba năm tới đây, Washington và đồng minh Tây phương một mặt tăng cường tổ chức quân đội chính phủ, trao lại cho Kabul vai trò vãn hồi an ninh, mặt khác thúc đẩy một tiến trình đàm phán với Taliban. Hàng loạt diễn tiến từ ngoại giao đến quân sự đã xảy ra trong những ngày qua.

Hôm thứ ba 03/01/2012, lần đầu tiên Taliban tuyên bố sẽ mở một văn phòng đại diện ở nước ngoài và nhấn mạnh sẽ đến thủ đô Doha của Qatar để tham gia « đàm phán ».

Đây là một tín hiệu được xem là « tích cực » đầu tiên từ phía Taliban, vì từ trước đến nay họ luôn đòi quân đội Tây phương phải triệt thoái toàn bộ và hoàn toàn bác bỏ mọi đề nghị « đối thoại ».

Theo một nguồn tin thân cận với Taliban, một phái bộ của phe này đã bí mật tiếp xúc với Mỹ tại Doha vào mùa thu năm 2011. Phái đoàn Taliban do Tayyeb Agha đứng đầu. Ông Tayyeb Agha nguyên là thư ký của "đạo sư" Omar - người đứng đầu nhà nước Taliban (1996-2001). Thủ lĩnh phái đoàn Taliban vẫn giữ liên hệ với cựu lãnh đạo Taliban, sau khi chính quyền Hồi giáo cực đoan bị Tây phương lật đổ vào năm 2001.

Theo nhà phân tích Haroun Mir thuộc trung tâm Nghiên cứu chính trị Kabul, thì việc Taliban tính chuyện đàm phán là vì họ bị nhiều áp lực. Mặc khác, dường như họ đã thuyết phục được Washington thương lượng trực tiếp, không có sự tham gia của chính phủ Karzai. Đây là một thành công chính trị của phe này đối với chính phủ Kabul.

Trên chiến trường, 130 ngàn quân Tây phương không thể tiêu diệt được phong trào nổi dậy. Ngược lại, từ khi Hoa Kỳ tập trung tấn công vào căn cứ địa của Taliban tại Pakistan và gia tăng chính sách bình định tại Afghanistan, lực lượng Hồi giáo võ trang tập trung dùng mìn, bom tấn công vào thường dân nhiều hơn.

Theo Liên Hiệp Quốc, số thường dân tử vong năm 2011 còn cao hơn thiệt hại của binh sĩ Tây phương sau 10 năm tác chiến 2.877 người.

Con đường đi đến hòa bình còn dài

Trả lời phỏng vấn báo Newsweek, phó tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tuyên bố « Taliban, tự thân, không phải là kẻ thù của Hoa Kỳ », nhưng Washington đặt ba điều kiện then chốt là Taliban phải từ bỏ vũ lực, ly khai với Al Qaida và phải tuân thủ Hiến pháp của Afghanistan.

Trong ba năm còn lại, Nato sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng quân đội và cảnh sát Afghanistan. Quân số quân đội sẽ tăng lên 350.000 vào cuối năm nay, khi liên minh trao lại trách nhiệm phần lớn lãnh thổ.

Theo nhận định của tướng Olivier de Bavinchove, tư lệnh người Pháp của lực lượng quân sự châu Âu Eurocorps, tình hình không dễ dàng nhưng « có rất nhiều thành quả ». Sự kiện trong năm 2011 phe Taliban thay đổi chiến thuật, chỉ tấn công vào thường dân và tránh giao tranh với quân đội Tây phương là một dấu hiệu cho thấy phe này bị suy yếu trước áp lực quân sự.

14:18

Chuyên gia Đinh Xuân Quân

Tiến sĩ Đinh Xuân Quân, nguyên cố vấn chính quyền Kabul cho đến giữa năm 2011, cũng chia sẽ nhận định « lạc quan tương đối này ».

Vấn đề là liệu Afghanistan có bị bỏ rơi cho phe Hồi giáo quá khích hay không ?

Trả lời phỏng vấn RFI, chuyên gia Đinh Xuân Quân phân tích lý do tại sao Kabul có cơ may đứng vững.
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.