Vào nội dung chính
CHIẾN TRANH UKRAINA - CHÂU ÂU - VIỆN TRỢ

Liên Âu khẳng định tiếp tục hỗ trợ Ukraina nhưng không cam kết cụ thể

Sau khi Quốc Hội Mỹ thông qua ngân khoản viện trợ hơn 60 tỷ đô la cho Ukraina, Liên Hiệp Châu Âu đã bảo bảo đảm tiếp tục hỗ trợ Kiev, nhưng không đưa ra cam kết cụ thể nào, nhất là về việc cung cấp vũ khí phòng không.

A serviceman of the 12th Special Forces Brigade Azov of the National Guard of Ukraine fires a howitzer towards Russian troops, amid Russia's attack on Ukraine, in Donetsk region, Ukraine April 5, 2024
Một binh sĩ Lữ đoàn Lực lượng Đặc biệt số 12 Azov, thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraina bắn đạn pháo về phía quân Nga, tại Donetsk, ngày 05/04/2024. REUTERS - Sofiia Gatilova
Quảng cáo

Theo AFP, hôm qua, 22/04/2024, các lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng của 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã họp tại Luxembourg, trong bối cảnh Hạ Viện Mỹ, sau nhiều tháng tranh cãi, hôm thứ Bảy 20/04 đã thông qua khoản viện trợ 60,8 tỷ đô la cho Ukraina.

Liên Hiệp Châu Âu đã có rất nhiều tuyên bố khẳng định hậu thuẫn Kiev nhưng không một quyết định cụ thể nào được đưa ra sau cuộc họp tại Luxembourg.

Tình hình Ukraina đang hết sức khẩn cấp, tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg đã lưu ý từ cuối tuần trước rằng cần phải cung cấp ngay hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố và hạ tầng cơ sở của Ukraina trước các cuộc không kích của Nga.

Tham dự cuộc họp qua video, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba nhấn mạnh với các bộ trưởng của Liên Âu, « giờ là lúc để hành động chứ không phải thảo luận ».

Lãnh đạo ngoại giao châu Âu, ông Joseph Borrell, chỉ cho biết chung chung rằng nhiều nước thành viên đã bày tỏ « sẵn sàng » cung cấp viện trợ dưới dạng đạn dược hoặc hệ thống phòng không. 

Ukraina đang gặp rất nhiều khó khăn để chống đỡ các cuộc tấn công của Nga, trên bộ cũng như trên không. Từ nhiều tháng nay, Kiev kêu gọi các nước đồng minh khẩn cấp gửi vũ khí đạn dược, đặc biệt là các hệ thống phòng không hiện đại.

Bộ trưởng Quốc Phòng Hà Lan, Kajsa Ollongren, tuyên bố, « cái mà chúng ta cần là hành động nhưng đôi khi cũng cần phải thảo luận trước khi hành động. Đó là điều chúng tôi đang làm hiện nay. »

Trong số các nước Liên Âu có hệ thống tên lửa phòng không Patriot mà Ukraina đang rất cần, có Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Ba Lan, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Rumani, theo thống kê từ các nguồn tin ngoại giao châu Âu. Loại tên lửa đất đối không rất đắt tiền này có thể chống lại một cách hiệu quả các tên lửa siêu thanh mà Nga sử dụng tấn công Ukraina.

Tại cuộc họp hôm thứ Hai 22/04, Tây Ban Nha, qua lời ngoại trưởng José Manuel Albares, vẫn lảng tránh quyết định cụ thể, chỉ bảo đảm rằng Madrid « luôn luôn làm tất cả những gì có thể trong khả năng của mình » để giúp Ukraina.

Về phần mình, ngoại trưởng Ba Lan đánh giá có lẽ tốt hơn là nên xin « các nước Tây Âu » hơn là những nước gần với « chiến tuyến ».

Đến giờ mới chỉ duy nhất có Đức đã thông báo chuyển bổ sung một hệ thống Patriot cho Kiev.

Theo Reuters, thủ tướng Anh, Rishi Sunak, trong chuyến thăm Ba Lan hôm nay dự kiến thông báo viện trợ bổ sung cho Ukraina 500 triệu bảng Anh (tương đương khoảng 600 triệu đô la Mỹ).

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.