Vào nội dung chính
VIỆT NAM - CHÍNH TRỊ

Việt Nam : Phản ứng về việc ông Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước

Hôm qua, 23/10/2018, ngay sau khi tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được Quốc Hội Việt Nam bầu làm chủ tịch nước, đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, Daniel J. Kritenbrink đã ra tuyên bố chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng.

Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ sau khi được Quốc Hội bầu làm chủ tịch nước ngày 23/10/2018.
Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ sau khi được Quốc Hội bầu làm chủ tịch nước ngày 23/10/2018. REUTERS/Kham
Quảng cáo

Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam hôm qua đã được các đại biểu Quốc Hội bầu làm chủ tịch nước với số phiếu lên tới 99,97%, chỉ có một đại biểu bỏ phiếu chống. Kết quả này không có gì là bất ngờ vì ở Việt Nam, Quốc Hội làm theo lệnh của đảng và ông Trọng là ứng cử viên duy nhất, được Trung ương Đảng « nhất trí » đề cử. Như vậy là tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam thay thế cố chủ tịch nước Trần Đại Quang, vừa qua đời tháng trước.

Trong tuyên bố đưa ra ông qua, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink nhấn mạnh việc ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm chủ tịch nước diễn ra vào thời điểm mối quan hệ song phương Mỹ-Việt « đang mạnh mẽ hơn lúc nào hết ». Ông Kritenbrink tỏ ý mong muốn « tiếp tục làm việc chặt chẽ với chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhằm củng cố và mở rộng Quan hệ Đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ».

Ông Nguyễn Phú Trọng đã là tổng bí thư đầu tiên của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ và đã hội kiến tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng vào tháng 07/2015.

Trả lời hãng tin AFP hôm qua, giáo sư Zachary Abuza, National War College, Washington, cho rằng chính là nhờ chiến dịch chống tham nhũng mà ông Trọng có thể nắm luôn cả chức chủ tịch nước, vì thật sự là ông đã dùng chiến dịch này để thanh trừng các đối thủ trong đảng.

AFP cũng ghi nhận là ông Trọng lên làm chủ tịch nước vào lúc chính quyền Hà Nội gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến, chỉ riêng trong năm nay đã bỏ tù hơn 50 người và theo các tổ chức nhân quyền, không có dấu hiệu gì cho thấy chiến dịch đàn áp này sẽ giảm cường độ.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.