Vào nội dung chính
QUAN HỆ MỸ-VIỆT

Tiến trình đàm phán hạt nhân Mỹ Việt đã thực sự tiến triển

Đàm phán hạt nhân Mỹ - Việt đã "tiến triển khá xa". Thẩm định trên đây của nhật báo Mỹ Wall Street Journal ngày 05/08/2010 đã kéo theo ba phản ứng khác nhau. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ công nhận, phía Việt Nam thận trọng cải chính, còn Trung Quốc tỏ thái độ bực bội. Từ Hoa Kỳ, giáo sư Chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng thuộc trường Đại học George Mason giải thích thêm về các phản ứng khác nhau vừa kể.

Tổng thống Obama và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Thượng đỉnh về An toàn Hạt nhân tại Washington tháng tư 2010 (DR)
Tổng thống Obama và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Thượng đỉnh về An toàn Hạt nhân tại Washington tháng tư 2010 (DR)
Quảng cáo

07:35

Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại Học George Mason, tiểu bang Virginia (Hoa Kỳ)

Trọng Nghĩa

1/ Về khác biệt trong các tuyên bố do Hoa Kỳ và Việt Nam đưa ra, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng xác định là tuyên bố của phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ tương đối chính xác hơn vì hai lý do :

- Tiến trình thương thuyết Mỹ Việt đã kéo dài từ lâu. Trước khi thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ để dự Hội nghị Thượng đỉnh về An toàn Nguyên tử, ngày 30/03/2010, thì Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký một biên bản ghi nhớ để cộng tác về việc chế tạo năng lượng nguyên tử phụng sự hoà bình. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng được mời sang Mỹ cũng chứng tỏ là Việt Nam đã hợp tác với Mỹ trong lãnh vực này. Hoa Kỳ chỉ mời 45 nước, và Việt Nam là trong 20 nước cộng tác với Mỹ trong "Chương trình cộng tác nguyên tử năng thế giới".

- Thứ hai nữa, mặc dù có lời cải chính sau đó của Bộ Ngoại giao Việt Nam, thì chính ông Vương Hữu Tấn, chủ tịch cơ quan nguyên tử lực Việt Nam đã trả lời ngày 05/08 rằng nhà chức trách Hà Nội đang duyệt xét các dự thảo, các văn kiện về sự thoả thuận Việt-Mỹ trước khi đệ trình thủ tướng ký.

2/ Theo giáo sư Hùng, hai bên Mỹ - Việt đã có trao đổi về vấn đề hạt nhân từ nhiều năm qua, với một số thỏa thuận cụ thể :

- Vào năm 2007, cơ quan an ninh nguyên tử Mỹ đã giúp cho Việt Nam sửa đổi nhà máy Đà Lạt, để làm giàu chất uranium phế thải cấp cao trở thành cấp thấp.

- Một số thỏa thuận hợp tác hạt nhân đã được ký kết như Hiệp ước cho chuyên viên Mỹ cộng tác với Việt Nam để bảo đảm an toàn phóng xạ trong lò nguyên tử, vào tháng 8 năm 2007. Qua 2008 thì Ủy ban kiểm soát nguyên tử Mỹ và Cơ quan kiểm soát phóng xạ và an toàn nguyên tử Việt Nam lại ký hiệp ước trao đổi tin tức, và cộng tác trong vấn đề an toàn hạt nhân.

3/ Về tuyên bố cải chính của Việt Nam được báo chí trích lại, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng tuyên bố phủ nhận không có nghĩa là không có.

- Thái độ dè dặt của Việt Nam xuất phát từ nguồn tin cho rằng Mỹ sẽ không ép Việt Nam phải cam kết rằng không có làm giàu cái chất uranium phế thải ở trong nước. Đây là một điểm rất đặc biệt khiến cho Trung Quốc không hài lòng. Vì thế cho nên Việt Nam phải hết sức dè dặt trong việc này.

3/ Việc để cho Việt Nam làm giàu uranium trong nước là một khả năng có thể có :

- Bởi vì Mỹ đã từng đặc miễn cho một số quốc gia được coi là đối tác chiến lược quan trọng. thí dụ như trường hợp Ấn Độ chẳng hạn. Ấn Độ là một quốc gia không ký hiệp ước chống phổ biến vũ khí nguyên tử, trên nguyên tắc thì không thể được Mỹ cộng tác trong việc phát huy nguyên tử năng. Thế nhưng Mỹ vẫn làm.

Do đó, trong trường hợp Việt Nam, nếu được xem là một quốc gia đặc biệt, Mỹ có thể có cho phép Việt Nam tự làm giàu uranium. Dĩ nhiên là trong Quốc hội sẽ có một số người chống đối.

5/ Sở dĩ Trung Quốc phản đối hợp tác hạt nhân Mỹ-Việt thông qua các chuyên gia, thay vì qua người phát ngôn bộ Ngoại giao, đó là vì họ không có lý do để phản đối chính thức. 

-Bởi vì chính Trung Quốc cũng muốn ký hợp đồng với Việt Nam để xây lò nguyên tử. Trước đó, chính Trung Quốc đã cho phép Tập đoàn Nguyên tử ổ Quảng Đông ký khế ước hợp tác với Việt Nam về vấn đề nguyên tử rồi. Ngoài Trung Quốc, nhiều quốc gia khác cũng đều muốn hợp tác với Việt Nam. Nga đã được chọn để xây nhà máy nguyên tử đầu tiên của Việt Nam. Thế rồi Nhật, Pháp, Mỹ, ai cũng muốn vào cả.

Phản ứng của Trung Quốc đúng ra chỉ nhằm tỏ thái độ bực mình mà thôi. Còn chống lại thì thứ nhất họ không có lý do vì chính họ cũng muốn làm như vậy. Thứ hai nữa là chuyện đàm phán là vấn đề nội bộ tự nhiên của các quốc gia. Theo tôi, có lẽ Trung Quốc chỉ chống nhất điều khoản theo đó Mỹ đặc biệt cho Việt Nam quyền được làm giàu nguyên liệu uranium phế thải trong nước.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.