Vào nội dung chính
PHILIPPINES - ÚC

Hải quân Úc - Philippines tập trận năm ngày tại biển Đông

Hải quân Úc và Philippines tiến hành cuộc tập trận chung hàng năm lần thứ 12. Chiến dịch Lumbas khai diễn kể từ hôm nay 22/10/2012 cho đến cuối tuần trong vùng vịnh Manila và lân cận huy động hơn 350 binh sĩ đôi bên để tăng cường khả năng tác chiến và hợp tác bảo vệ an ninh hàng hải.

Một chiến hạm Philippines thả neo tại cảng Manila (REUTERS /Philippine Navy)
Một chiến hạm Philippines thả neo tại cảng Manila (REUTERS /Philippine Navy)
Quảng cáo

Theo báo chí Philippines và thông tin từ bộ Quốc phòng Úc, cuộc tập trận hàng năm giữa hai nước Thái Bình Dương bắt đầu từ hôm nay 22/10/2012. Hải quân Úc đưa vào vùng tập trận, vịnh Manila và các nơi lận cận, tầu HMAS Sydney một trong bốn « phi tiễn hạm » hiện đại và 200 binh sĩ. Philippines tham gia với hai tuần dương hạm, trực thăng võ trang, một đơn vị lực lượng đặc biệt và binh sĩ hải quân ít nhất là 150 người.

Bộ quốc phòng Úc giới thiệu « phi tiễn hạm » HMAS Sydney là một tàu chiến đa năng có thể tuần tra, phòng không, chống tàu chiến và chống tàu ngầm.

Phát ngôn viên hải quân Philippines, đại tá Omar Tonsay cho biết mục tiêu của chiến dịch Lumbas năm nay là thực tập phối hợp tác chiến chống đe dọa trên không, trên mặt biển và dưới mặt biển. Tuy nhiên có lẽ để tránh tiếng khiêu khích Bắc Kinh, ông tuyên bố cuộc tập trận chung với Úc không phải là hệ quả của vụ Trung Quốc tranh giành « biển Tây Philippines » và đây chỉ là tập trận thường niên.

Một sĩ quan hải quân cao cấp khác của Philippines cho biết thêm mục tiêu chính của cuộc tập trận chung năm nay là trao dồi khả năng bảo vệ các mỏ dầu khí của Philippines cũng như để điều chỉnh chiến lược quốc phòng và thắt chặt tình chiến hữu giữa quân đội hai nước Úc và Philippines phòng khi hữu sự.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.