Vào nội dung chính
CHÂU Á - MÔI TRƯỜNG

Châu Á : Nguy cơ xung đột do tranh chấp nguồn nước

Tranh chấp gay gắt về nước có thể dẫn đến xung đột, trừ phi các quốc gia hợp tác để phân chia nguồn tài nguyên này. Đó là cảnh báo của các lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương tại một diễn đàn hôm nay, 20/05/2013, ở Chiang Mai, Thái Lan.

Hội nghị Thượng đỉnh về nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tại Chiang Mai, Thái Lan (DR)
Hội nghị Thượng đỉnh về nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tại Chiang Mai, Thái Lan (DR)
Quảng cáo

Tiến trình đô thị hóa nhanh chóng, biến đổi khí hậu và nhu cầu gia tăng của nông nghiệp đã tạo thêm áp lực lên các nguồn cung cấp nước. Ngân hàng Phát triển châu Á vào tháng trước đã báo động là đa số người dân ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa tiếp cận được nguồn nước sạch, mặc dù kinh tế khu vực tăng trưởng nhanh. Nguyên nhân là do quản lý kém cõi và thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Phát biểu tại Thượng đỉnh về nước vùng châu Á-Thái Bình Dương, thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố : « Có thể sẽ có tranh chấp về các nguồn nước, trừ phi các quốc gia trong khu vực đồng ý phân chia nguồn tài nguyên này». Theo bà, không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết những thách thức đó.

Về phần mình, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah lưu ý là trong vòng một thập niên tính đến năm 2020, các nước châu Á cần phải đầu tư khoảng 380 tỷ euro cho hệ thống cung cấp nước, để có thể bảo đảm an ninh về nguồn nước.

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina nêu lên hiệp ước phân chia nguồn nước sông Hằng giữa nước này với Ấn Độ như là một ví dụ thành công về ngoại giao nguồn nước. Theo bà, chỉ có quản lý một cách đúng đắn việc tiếp cận các nguồn nước mới có thể giúp tránh xung đột.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.