Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Miến Điện sẽ dân chủ hóa theo mô hình Châu Á ?

Đăng ngày:

Cộng đồng quốc tế giữ đúng cam kết với Miến Điện : Dân chủ hóa để được hội nhập. Ngày 10/10/2013, tại Thượng đỉnh ASEAN ở Brunei, Miến Điện được tái xác nhận làm Chủ tịch luân lưu Hiệp Hội Đông Nam Á nhiệm kỳ 2014. Tuy nhiên, trên con đường cải cách vẫn còn một cản lực : Bản Hiến pháp 2008 mang một số điều khoản phản dân chủ không khác gì trường hợp của Indonesia, Đài Loan hay Hàn Quốc trong những thập niên trước.

Tổng thống Miến Điện Thein Sein phát biểu trong lễ bế mạc Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 23, Brunei, 10/10/2013
Tổng thống Miến Điện Thein Sein phát biểu trong lễ bế mạc Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 23, Brunei, 10/10/2013 REUTERS/Ahim Rani
Quảng cáo

Con đường dân chủ hóa tại Miến Điện được mô tả là với « kỷ luật và phồn vinh » do chế độ hiện nay thực hiện từ tháng 03/2011 có vẽ đi đúng theo tính toán của quân đội.

Sau một loạt cải cách, thả tù chính trị, tái lập tự do báo chí và ngôn luận, bầu cử tự do, chính quyền dân sự Miến Điện được cộng đồng quốc tế tưởng thưởng. Tổng thống Mỹ và lãnh đạo nhiều cường quốc dân chủ sang thăm, Tổng thống Thein Sein được tiếp đón trọng thể tại Washington, cấm vận được giải tỏa gần như toàn bộ. Trong chiều hướng thuận lợi này, du khách và doanh nhân ngoại quốc đổ về xứ « ngàn ngôi chùa ». Trong khu vực, ngày 10/10 vừa qua, ASEAN tái xác nhận trao quyền Chủ tịch luân lưu năm 2014 sau khi Miến Điện bị mất cơ hội và sĩ diện năm 2006.

Tuy nhiên, tiến trình cải cách tại Miến Điện không đầy đủ. Trên đây là nhận định của giới bảo vệ nhân quyền và của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Thượng đỉnh Brunei. Ngoại trưởng Mỹ thay mặt Tổng thống Obama có một cuộc gặp riêng với Tổng thống Thein Sein để « thảo luận về những bước tiếp theo trong chính sách cải cách chính trị và kinh tế hiện nay ». Không rõ là lãnh đạo Miến Điện đã cam kết gì, nhưng tại Miến Điện cũng như giới quan sát quốc tế đều khẳng định cải cách chưa được sâu rộng. Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đòi hỏi phải tu chính bản Hiến pháp 2008. Văn kiện này vừa cho quân đội nhiều đặc quyền chính trị với 25% ghế dân biểu vừa ngăn chận bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử Tổng thống.

Tháng 5 năm nay, Quốc hội Miến Điện thông báo sắp thành lập một ủy ban để xem xét lại các điều khoản gây tranh cải.

Từ nay đến năm 2015, năm bầu cử lại Quốc hội và Tổng thống, liệu các điều khoản phi dân chủ trong Hiến pháp có được tu chính hay không ? Và nếu có thì sẽ theo kịch bản nào ? Cựu lãnh đạo phong trào sinh viên 1988, Kyaw Min Yu lạc quan cho rằng quân đội Miến Điện qua những cuộc nổi dậy của dân chúng, sinh viên, tu sĩ đã hiểu rằng họ không thể tiếp tục kềm kẹp dân chúng : Giữ cọp bằng dây có ngày sẽ bị cọp vồ.

Theo nhà phân tích địa chính trị Lưu Tường Quang ở Sydney, Úc, thật sự tình hình chính trị Miến Điện ngày nay không khác gì một số nước Châu Á khác trước đây thường giành sẵn từ 25% đến 50% ghế dân biểu cho quân nhân hay đảng cầm quyền như ở Hàn Quốc, Đài Loan hay gần đây nữa là Indonesia.

Nhưng đây chỉ là giai đoạn chuyển tiếp và cuối cùng thì xu hướng dân chủ cũng chiến thắng.

Điều khác biệt giữa Miến Điện với Hàn Quốc hay Indonesia nếu có, theo ông Lưu Tường Quang, là chính quyền Miến Điện bị nhiều áp lực nên càng khó có thể đảo ngược chiến lược cải cách.

Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích :

15:31

Nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.