Vào nội dung chính
XÃ HỘI

Cách đếm số người tham gia biểu tình, tuần hành tại Pháp

Tại Pháp, cứ sau mỗi cuộc biểu tình, tuần hành do giới công đoàn tổ chức để phản đối chính sách của chính phủ, thì lại xẩy ra tranh luận về số người tham gia biểu tình. Số liệu mà giới công đoàn đưa ra bao giờ cũng lớn hơn, thậm chí gấp hai, gấp ba con số do cảnh sát cung cấp.

Người lao động trong hai khu vực công và tư cùng nhau biểu tình chống kế hoạch cải tổ hưu bổng ngày 02/10/2010 tại Thành phố Lyon.
Người lao động trong hai khu vực công và tư cùng nhau biểu tình chống kế hoạch cải tổ hưu bổng ngày 02/10/2010 tại Thành phố Lyon. REUTERS/Robert Pratta
Quảng cáo

Điều dễ hiểu là đối với ban tổ chức – giới công đoàn, con số càng lớn thì càng chứng tỏ sự bất bình của dân chúng càng cao. Trong khi đó, chính quyền có thể viện dẫn số người tham gia thấp để chứng mình với công luận rằng những người biểu tình chỉ là số ít, không mang tính đại diện cho giới lao động.

Vậy các bên liên quan, tức là ban tổ chức biểu tình và cảnh sát có phương pháp đếm người biểu tình như thế nào ? Thực tế cho thấy là cả hai phía đều áp dụng phương pháp rất thủ công, với sai số khá lớn. Bên cạnh đó, còn phải tính đến ý đồ thao túng số liệu như thổi phồng hay rút bớt.

Cho đến nay, giới công đoàn áp dụng phương pháp như sau : Tính thời gian đoàn biểu tình đi qua một đoạn đưòng nào đó. Ước định tốc độ di chuyển của đoàn biểu tình là 2km/giờ. Đây là tốc độ mà Tổng Liên đoàn Lao động Pháp, CGT áp dụng, một tốc độ di chuyển tương đối chậm và thận trọng. Sau đó, ở các thòi điểm khác nhau, trên những đoạn đưòng khác nhau, ban tổ chức tính số người hiện diện trong một mét và lấy con số trung bình trên một mét. Từ đó, quy ra số người tham dự. Tức là chiều dài của đoàn biểu tình nhân với số người trong một mét.

Phương pháp của cảnh sát cũng thô thiển không kém : Đếm số hàng người đi qua. Sau đó, tính bề rộng theo mét mỗi hàng, rồi ước tính trung bình số nguời biểu tình trên mỗi mét trong mỗi hàng. Nhân ba con số này với nhau thì có được số người tham gia.

Cảnh sát còn một cách tính khác cũng gần giống như vậy : Qua cửa số một căn hộ nhìn xuống đường có đoàn biểu tình đi qua, một hoặc hai nhân viên đếm. Cứ 10 người đi qua thì bấm vào máy đếm một lần.

Trong cách đếm nói trên, cảnh sát lại chỉ tính số người đi dưới lòng đường và không chú ý đến số người đi trên vỉa hè vì coi đó không phải là người biểu tình, mà chỉ là những người qua đường hoặc tò mò đi theo. Theo giới công đoàn, đây cũng là một trong những lý do giải thích sự khác biệt về con số giữa các bên.

Gần đây, cảnh sát mới cho ghi hình suốt cuộc biểu tình, nhằm bổ xung cho cách tính thủ công nói trên.

Thực ra, trong thời đại công nghệ số và tin học phát triển không ngừng, người ta có thể cho chụp ảnh từ trên cao toàn cảnh cuộc biểu tình. Ảnh được chụp với độ phân giải lớn, rõ nét. Sau đó, tính số người trên một mét vuông nhân với diện tích cuộc biểu tình. Thậm chí, cảnh sát Tây Ban Nha còn có một phần mềm tin học giúp đếm chính xác số người tham dự. Thế nhưng, phương pháp này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị phương tiện từ trước và tốn kém. Hơn nữa, do có sự nghi ngờ thao túng số liệu bởi cảnh sát và giới công đoàn, cách thức này chỉ đáng tin cậy nếu được thực hiện bởi một cơ báo chí độc lập.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.