Vào nội dung chính
HY LẠP - EURO

Hy Lạp kỳ vọng nhận được gói hỗ trợ 130 tỷ euro

Chiều hôm nay 20/02/2012, các bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro họp tại Bruxelles để cứu xét trường hợp của Hy Lạp. Trong trường hợp tối ưu, khối euro sẽ đồng ý tháo khoán 130 tỷ euro trợ giúp Hy Lạp và khu vực tư nhân xóa 100 tỷ euro nợ cho nước này, tránh để Hy Lạp bị vỡ nợ. 

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos (trái) thủ tướng Luxembourg J.C Juncker - REUTERS
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos (trái) thủ tướng Luxembourg J.C Juncker - REUTERS
Quảng cáo

Phát biểu trước khi đến Bruxelles tham dự cuộc họp chiều nay, bộ trưởng Tài chính Pháp tuyên bố ông tin tưởng là « các bên đã có tất cả cả yếu tố cần thiết để đạt đến một thỏa thuận ». Tuy nhiên theo giới quan sát, Hy Lạp vẫn còn phải vượt qua nhiều thử thách trước khi nhận được khoản trợ giúp đầu tiên trong gói hỗ trợ 130 tỷ euro mà khối euro và IMF đã hứa cho Athènes vay từ mùa thu năm ngoái.

Để nhận được gói hỗ trợ 130 tỷ nói trên và được khu vực tư nhân xóa bớt một phần nợ tương đương với 100 tỷ euro, Hy Lạp đã phải chấp nhận hàng loạt các biện phát cắt giảm chi tiêu, giảm lương công nhân viên chức nhà nước, kể cả mức lương tối thiểu và tiền thù lao của nhân viên trong khu vực tư nhân, hay tiền hưu trí. Chính quyền của thủ tướng Papademos cũng đã chấp nhận sa thải hàng loạt công nhân viên nhà nước, đóng cửa nhiều dịch vụ công cộng từ trường học đến bệnh viện ….

Các kế hoạch khắc khổ liên tiếp nối đuôi nhau ra đời. Dù vậy, Athènes vẫn chưa đủ sức thuyết phục bộ ba các nhà tài trợ là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu và Ủy ban Châu Âu. Bộ trưởng Tài chính Đức, Wolfgang Schaüble không khoan nhượng coi Hy Lạp là « chiếc hòm không đáy », đổ bao nhiêu tiền cho Hy Lạp vẫn không giải quyết được khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi quốc gia này gia gia nhập khối euro.

Tệ hơn nữa, vào lúc Athènes còn đúng một tháng để thanh toán 14,5 tỷ euro nợ đáo hạn, thì một số các chuyên gia của châu Âu bắt đầu hoài nghi về khả năng Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng : từ hai năm qua, các kế hoạch cắt giảm chi tiêu càng khắc khổ chừng nào, thì kinh tế càng đi xuống chừng nấy. Cùng lúc, nợ công của Hy Lạp lại càng chồng chất. Tổng sản phẩm nội địa Hy Lạp trong quý tư 2011 giảm 7 %. Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 20 % và một nửa thanh niên không có việc làm.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.