Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Chiến lược đối ngoại của chính phủ mới tại Úc

Đăng ngày:

Trong cuộc bầu cử 07/09/2013 vừa qua, người dân Úc đã chọn Liên minh Tự Do lên cầm quyền lật qua trang sử sáu năm của đảng Lao Động Úc. Trong bối cảnh căng thẳng tại Châu Á - Thái Bình Dương do tham vọng của Trung Quốc, chiến lược tái định vị của Mỹ và chính sách hướng đông của Ấn Độ, liệu tân thủ tướng Úc Tony Abbott, một người ít kinh nghiệm ngoại giao sẽ có đối sách nào để củng cố uy thế ? 

Lãnh đạo đảng bảo thủ Úc Tony Abbott tuyên bố chiến thắng, Sydney, 07/09/2013.
Lãnh đạo đảng bảo thủ Úc Tony Abbott tuyên bố chiến thắng, Sydney, 07/09/2013. REUTERS/David Gray
Quảng cáo

Sau sáu năm lãnh đạo nước Úc, đảng Lao Động đã bị Liên minh Tự Do đánh bại trong cuộc bầu cử cuối tuần qua. Không phải vì ban lãnh đạo của phe tả bất tài, nhưng cử tri Úc muốn chấm dứt tình trạng đấu đá nội bộ trong đảng Lao Động gây tác hại đến chính sách quốc gia.

Theo nhận định của chuyên gia Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế của viện Nghiên cứu Lowy thì căng thẳng nghiêm trọng đang bao trùm toàn khu vực Châu Á - Thái Bình dương. Đã đến lúc nước Úc, nền dân chủ Tây Phương trong khu vực, phải « đi tới và mạch lạc » trong chính sách đối ngoại và phải chứng tỏ « trưởng thành và có đủ khả năng làm một tác nhân chiến lược trong khu vực ».

Chính quyền cũ đã chọn đường hướng kinh tế hợp tác với Trung Quốc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, nhưng ngược lại liên kết với chiến lược « chuyển trục » của Hoa Kỳ trong lãnh vực an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, bớt nhập khẩu quặng mỏ của Úc. Còn Washington thì đang bận tâm với hồ sơ Syria. Nhiệm vụ của chính quyền mới tại Úc là mang lại ổn định nội trị vừa đóng góp vào chiến lược ngoại giao và an ninh khu vực.

Là cựu võ sĩ quyền Anh và cựu chủng sinh, tân thủ tướng Úc có tiếng là thiếu kinh nghiệm đối ngoại, sẽ làm gì trước những thách thức lớn lao này ?

17:21

Nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney

RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.

Tony Abbott đưa ra sách lược ngay trong thập niên này sẽ nâng ngân sách quốc phòng lên 2% tổng sản lượng quốc nội (GDP) thay vì chỉ có 1,59% của chính phủ trước. Thứ hai là trong “thế kỷ châu Á”, ông Tony Abbott chú trọng nhiều về bang giao với Châu Á - Thái Bình Dương… dành các chuyến công du đầu tiên đến Indonesia, Đại Hàn, Nhật Bản và Trung Quốc chứ không phải là Hoa Kỳ như theo truyền thống. Cho nên sách lược ngoại giao của chính phủ Tony Abbott là một mặt vẫn giữ liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ , mặt khác đặt trọng tâm ngoại giao và quốc phòng tại Châu Á - Thái Bình Dương”. 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.