Vào nội dung chính
XÃ HỘI

New Zealand : Quốc gia châu Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính

Hôm nay 17/04/2013, New Zealand đã trở thành quốc gia thứ 13 trên thế giới và là nước đầu tiên thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Tối nay, các dân biểu đã thông qua đạo luật sửa đổi Luật hôn nhân có từ năm 1955 của nước này, tức là một phần tư thế kỷ từ sau khi New Zealand bãi bỏ việc trừng phạt người đồng tính luyến ái.

Nữ dân biểu Louisa Wall thuộc đảng Lao động phát biểu trước Quốc hội (DR)
Nữ dân biểu Louisa Wall thuộc đảng Lao động phát biểu trước Quốc hội (DR)
Quảng cáo

New Zealand cho phép khế ước liên đới dân sự từ năm 2005, tức việc hai người sống chung không hôn thú nhưng chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật. 

Việc cải cách này do nữ dân biểu đồng tính Louisa Wall của đảng đối lập chủ yếu là đảng Lao động đưa ra, được Thủ tướng trung tả John Key ủng hộ. Theo bà Wall, thì « Luật New Zealand xem người đồng tính là hạng người thấp kém hơn các công dân khác, văn bản này sẽ đảm bảo Nhà nước không phân biệt đối xử với người dân nào » dù khuynh hướng giới tính của họ ra sao. 

Tuy vậy đạo luật trên cũng đã vấp phải sự chống đối dữ dội, nhất là từ nhóm Family First. Họ tố cáo chính quyền nhượng bộ dưới áp lực của những người đấu tranh đồng giới, hủy hoại dần hôn nhân truyền thống. 

Theo Human Rights Watch (HRW), đến nay đã có 13 nước trên thế giới cho phép hai người cùng giới tính kết hôn. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên cho phép hai người đồng giới kết hợp dưới hình thức khế ước dân sự vào năm 1989, và mới cách đây vài tuần Uruguay đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Úc, nước láng giềng của New Zealand thì đã bác bỏ vào tháng 9/2012. 

Tại Pháp, Quốc hội đang thảo luận về dự luật cho phép hai người cùng giới tính kết hôn và nhận con nuôi, trong bầu không khí căng thẳng vì một bộ phận dân Pháp chống đối mãnh liệt.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.