Vào nội dung chính
THẾ VẬN HỘI PARIS 2024

Rio 2016 : Giấc mơ Olympic thành hiện thực giữa khủng hoảng liên tiếp

Tại Rio de Janeiro, trên bãi biển Copacabana, biển người cuồng nhiệt đón thông báo thành phố được chọn tổ chức Olympic mùa hè 2016. Lần đầu tiên, một thành phố Nam Mỹ được đón cuộc so tài thể thao lớn nhất hành tinh. Thành phố thần tiên – Cidade maravilhosa, ẩn mình giữa rừng và biển này có 7 năm để trở thành đô thị Olympic.

Sân vận động  Maracana tại Rio de Janeiro trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè 2016, ngày 05/08/2016.
Sân vận động Maracana tại Rio de Janeiro trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè 2016, ngày 05/08/2016. AP - Felipe Dana
Quảng cáo

Maria Paula Carvalho - Ban biên tập Brazil, RFI 

« Thế vận hội giống như một chiến dịch quân sự », Leonardo Espíndola công tố viên của Rio de Janneiro nhận xét tóm tắt. Năm 2016, ông chính là người đại diện cho chính phủ trong Ủy ban Tổ chức Thế vận hội, một tổ chức tư nhân tập hợp ba cơ quan liên bang tham gia dự án : Thành phố, vùng Rio de Janeiro và chính phủ. 

« Tổ chức hơn 50 cuộc thi đấu cùng lúc trong một thành phố, lo chỗ ăn ở đi lại của tất cả các vận động viên cũng như những người liên quan tham dự sự kiện, đúng là một việc làm phức tạp chưa từng có. Nhất là trong vòng 16 ngày cấp tập », ông Espíndola nhận xét.

Trước các ứng viên nạng ký như Chicago ( Hoa Kỳ), Madrid (Tây Ban Nha) Tokyo (Nhật Bản), Rio de Janeiro đã thuyết phục được Ủy Ban Olympic Quốc Tế (CIO) bằng các phương tiện tổ chức và tài chính chưa từng có và hệ quả của Thế vận hội. « So với các thành phố của những nước phát triển, chắc chắn Rio de Janeiro có ít nguồn lực và cơ sở hạ tầng hơn. Nhưng với Rio, Thế vận hội là cơ hội để tạo sự khác biệt. Thế vận hội có ích cho thành phố. Đó chính là lập luận để đưa Olympic đến với Rio », ông Espíndola lưu ý.

 Giữa hành trình, khủng hoảng chính trị, tài chính và y tế

Khi Rio de Janeiro chuẩn bị đón các vận động viên từ khắp các châu lục, Brazil lại rơi vào tình trạng rối ren chính trị. Đất nước lâm vào khủng hoảng, với các cuộc biểu tình chống chính phủ và các thủ tục luận tội nhắm vào Tổng thống Dilma Rousseff. “Khi Brazil được chọn tổ chức Thế vận hội, chúng tôi đang trong giai đoạn chính trị tốt đẹp. Vào thời điểm đón Thế vận hội, đất nước đang trải qua một thời kỳ rất hỗn loạn và rối ren”, nhà xã hội học Ronaldo Helal, giáo sư tại Đại học Rio de Janeiro (UERJ) giải thích.

Trường hợp độc nhất trong lịch sử Thế vận hội, Brazil cùng lúc có hai nguyên thủ quốc gia. Tổng thống hiện tại, Michel Temer và Tổng thống Dilma Rousseff, bị cách chức cho đến khi kết thúc thủ tục luận tội. “Tất nhiên, điều này có tác động rất lớn đến công tác tổ chức, đến cuộc đối thoại giữa tất cả các tác nhân và các bên liên quan. Thật là đáng lo ngại!” Leonardo Espíndola, công tố viên Rio de Janeiro nói.

Theo Mário Andrada, giám đốc truyền thông của Thế vận hội Olympic Rio 2016, “quá trình chuyển tiếp chính phủ sau khi Dilma Rousseff bị phế truất không phức tạp như người ta tưởng. Chính phủ mới của Tổng thống Michel Temer đã thực hiện một quá trình chuyển giao quyền lực êm đẹp, điều phức tạp đối với Thế vận hội và Ủy ban tổ chức là vấn đề tài chính. Việc chuyển ngân sách Nhà nước bị chậm. Vì vậy, chúng tôi phải chịu rất nhiều áp lực, vì Paralympic, ngân sách bị ảnh hưởng, nhưng chính phủ đã phản ứng ngay lập tức bằng nguồn vốn từ các ngân hàng công, cho phép chúng tôi tổ chức một Thế vận hội Paralympic đặc biệt.” 

Với ngân sách được điều chỉnh tăng lên và vượt quá 10 tỷ euro, trong bối cảnh kinh tế và chính trị không ổn định, bài toán tài chính là một thách thức to lớn. “Tất cả số tiền đã hứa đã được rót ? KHÔNG. Cuối cùng, việc tiến hành Thế vận hội đã gây ra nợ, một số khoản trong đó vẫn phải đàm phán cho đến ngày nay,” Mário Andrada thừa nhận.

Nếu ở cấp quốc gia mọi chuyện phức tạp thì bang Rio de Janeiro cũng gặp phải những vấn đề nội bộ nghiêm trọng. “Rio de Janeiro đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính rất nghiêm trọng. Espíndola cho biết thêm, cảnh sát và lính cứu hỏa đe dọa đình công, gây nguy hiểm cho an ninh của Thế vận hội với, hậu quả rộng khắp trên phạm vi quốc tế”.

Thêm vào bối cảnh chính trị và kinh tế khó khăn này là một cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có: vi-rút Zika, lây truyền qua muỗi, có thể gây ra các biến chứng về thần kinh, chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Tình hình đáng lo ngại đến mức một nhóm gồm 152 chuyên gia khoa học đã gửi thư ngỏ tới WHO kêu gọi hoãn Thế vận hội.

Sự kết hợp của các vấn đề này đã ảnh hưởng đến Ủy ban Olympic quốc tế. Thierry Terret, nhà sử học thể thao chuyên về Thế vận hội Olympic, nhớ lại. “ Thế vận hội này, diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và bất ổn chính trị thực sự, lại phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác liên quan đến sức khỏe, khi vài tháng trước đó, Brazil đã phải hứng chịu dịch bệnh sốt Zika ảnh hưởng đến 1,5 triệu người. Cuộc khủng hoảng được phơi bày rầm rộ trên các phương tiện truyền thông khắp thế giới, khiến khán giả và thậm chí cả các vận động viên lo lắng. Vài chục người bỏ chuyến đi đến Rio vì sợ bị lây nhiễm bệnh. Như chúng ta đã biết, bệnh sốt virus zika cực kỳ có hại đối với những phụ nữ mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là khi họ đang mang thai”.

Chuyên gia lấy làm tiếc về những tác động của bối cảnh này đối với những đổi mới do IOC đưa ra. “Do những bất ổn lớn về chính trị, kinh tế và sức khỏe, những đổi mới liên quan đến địa chính trị của IOC cuối cùng đã không được chú ý. Đáng tiếc, những cải cách này mang tính xây dựng. Tôi sẽ chỉ muốn đề cập đến một chuyện : Đoàn vận động viên Olympioc của những người tị nạn này có mặt ở Rio lần đầu tiên trong lịch sử Thế vận hội. Đoàn được thành lập từ một số ít người Sudan, Ethiopia, Syria và Congo, trên hết, nó là bằng chứng cho thấy các cơ quan Olympic đang tính đến một tình hình chính trị và nhân đạo cực kỳ đặc biệt,” ông Terret giải thích.

Bảy năm sau, di sản Olympic Rio 2016 để lại

Người dân Rio hào hứng với Thế vận hội Rio 2016 là vì những hứa hẹn về các công trình lớn nhằm cải thiện khả năng di chuyển trong đô thị, môi trường, an ninh công cộng và phát triển không gian công cộng để giải trí và thể thao. Tuy nhiên, bảy năm sau, một số dự án về di sản Olympic vẫn chưa thành hiện thực.

Cải thiện mạng lưới đường sắt, xe buýt và tàu điện ngầm, đường bộ, sân bay. Cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rất nhiều. Thứ trưởng ngoại giao của bang Rio trong thời gian Thế vận hội, José Cândido Muricy, giải thích.

Tôi nghĩ chúng ta có thể tận dụng tốt hơn di sản thể thao. Chúng tôi vẫn đang gặp khó khăn khi vận hành một số thiết bị. Các lãnh đạo có thể suy nghĩ nhiều hơn về di sản này và tiếp tục làm việc cùng nhau. Đó là một cam kết lâu dài: thiết bị được cung cấp phải được sử dụng với lợi ích tốt nhất và trở thành tài sản lâu dài cho toàn xã hội,” ông kết luận.

Sau Cúp bóng đá thế giới 2014, nhiều sân vận động ở Brazil không sử dụng được, người Brazil thắc mắc về hậu Olympic Rio 2016.

Một tuyến tàu điện ngầm mới và việc tái đô thị hóa khu vực cảng, cùng với những cải tiến khác, nằm trong danh sách những phúc lợi chính của Olympic Rio 2016. Các công trình này là khởi đầu của sự hồi sinh đáng kể của thành phố, vốn đã bị trì hoãn trong nhiều thập kỷ. 

« V mt di sn, chúng tôi đã có th thc hin d án cơ s h tng đô th ln nht M Latinh [vào thi đim đó]: tuyến tàu đin ngm s 4. Không còn nghi ng gì na, tuyến đường ni khu Nam vi khu Tây ca Rio de Janeiro này s không th ra mt nếu không có Olympic,” Leonardo Espíndola, người đại diện cho bang Rio trong Ủy ban Olympic, phân tích việc tổ chức Thế vận hội.

Dài 16 km, đây là tuyến tàu đin ngm ln nht mà Rio tng t chc. Nó vn chuyn cư dân ca Barra da Tijuca và khu chut Rocinha, mt trong nhng khu chut ln nht M Latinh,” ông nhấn mạnh. Tuy nhiên, các trạm khác được quy hoạch trong dự án chưa bao giờ được đưa vào sử dụng.

 Việc xây dựng đại lộ Olympic, không gian kết nối giữa khu vực cảng và trung tâm thành phố, đã thổi sức sống mới vào khu vực cho đến nay vẫn còn suy thoái. Trong thời gian diễn ra Rio 2016, đây là điểm gặp gỡ của người hâm mộ và khách du lịch. Không gian trước đây bị bỏ hoang này hiện là một phần của hành trình du lịch. Nó cũng đã trở thành một khu giải trí cho người dân, ngoài tầm nhìn tuyệt đẹp ra Vịnh Guanabara, còn có bảo tàng, không gian tổ chức sự kiện, thủy cung và vòng đu quay. Leonardo Espíndola giải thích: « “Trung tâm đã sẵn sàng phát triển và nhận các khoản đầu tư mới ».

Cáo buộc tham nhũng

Bảy năm sau Thế vận hội Olympic Rio 2016, người Brazil vẫn chưa quyết toán xong chi tiêu và những nghi ngờ về việc nâng giá quá mức hoặc các khoản hối lộ bao trùm công trình xây dựng cho dự án Olympic, hoặc thậm chí cả việc chọn Rio de Janeiro tổ chức Thế vận hội.

Ông Mario de Andrada cho biết : « Theo quan điểm của Ủy ban tổ chức, cơ quan chịu trách nhiệm triển khai Thế vận hội, giám sát các công trình xây dựng và tổ chức các cuộc thi đấu, thì không costham nhũng. Điều này đã được chứng minh rõ. » Tuy nhiên một cuộc điều tra tư pháp đang được tiến hành tại Brazil nhằm vào khả năng Rio đã mua phiếu bầu chọn.

Việc tổ chức Thế vận hội có thể kích thích sự phát triển của một thành phố, nhưng một kế hoạch táo bạo xây dựng cơ sở hạ tầng như ở đây cần có sự giám sát, giáo sư Orlando Santos thuộc Viện nghiên cứu và kế hoạch đô thị, vùng của Đại học Liên bang Rio de Janeiro giải thích. « Tham nhũng là hệ quả của các luật ngoại lệ được chính đáng hóa bởi một sự kiện đặc biệt. Việc tuyển các nhà thầu phụ và nhiều thủ tục đã tạo thuận lợi cho những hành vi tham nhũng. Điều đó đã tác động tiêu cực cho quản lý Nhà nước của Brazil », giáo sư Santos kết luận

Hình ảnh của thành phố và đất nước

 Tại Brazil, trong hai tuần, các vận động viên đỉnh cao đã thể hiện tinh thần thể thao cao quý nhất : sự xuất sắc, sự đồng cảm, đoàn kết và niềm vui. Những giá trị được biểu tượng bằng ngọn lửa Olympic khiến trái tim công chúng bừng cháy, giống như “tia chớp” Usain Bolt.

Vận động viên người Jamaica đã làm nên lịch sử thể thao. Sau khi giành huy chương vàng ở cả ba nội dung - 100m, 200m và tiếp sức 4 x 100m - tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 và London 2012, Bolt trở thành vận động viên đầu tiên giành được « ba vương miện” tại Rio de Janeiro : huy chương vàng ở cả ba kỳ Olympic.

Ấn tượng không kém là thành tích của tay bơi Mỹ Michael Phelps. Anh đã giã từ các bể bơi Olympic tại Rion, nơi anh đã 6 lần lên bục nhận huy chương, nâng tổng số 28 huy chương Olympic trong sự nghiệp, trong đó có 23 vàng.

 “Thế vận hội Olympic làm xúc động dân chúng, tôn vinh thống nhất và gắn kết các dân tộc. Đây là một di sản phi vật thể mà Rio de Janeiro đã được hưởng ,” Leonardo Espíndola, người nhất quyết muốn tham gia rước đuốc Olympic, nhấn mạnh. “Ngọn lửa Olympic này đã đi qua một số thành phố ở Brazil và trên toàn thế giới, tượng trưng cho tinh thần Olympic mà chúng ta phải duy trì. Tất nhiên, có một hoạt động thương mại lớn đằng sau Thế vận hội, nhưng cảm giác này, sự thuần khiết này là thứ không thể đánh mất,” ông kết luận.

Mário Andrada, giám đốc truyền thông của Thế vận hội Olympic Rio 2016 cho biết: “Đây có lẽ là 30 ngày tuyệt vời nhất trong lịch sử Rio de Janeiro. Thế vận hội thật hoàn hảo, các vận động viên được tiếp đãi tốt, các cuộc thi bắt đầu đúng giờ, cuối cùng, Thế vận hội đã diễn ra tuyệt vời,” ông nói. “Chúng tôi đã cho thấy những gì Brazil có thể làm, bất chấp mọi vấn đề của mình.”

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.